Đối với tín ngưỡng người dân Việt Nam, việc báo hiếu cha mẹ là một nét văn hóa đẹp. Mỗi năm, cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch, mọi người đều cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình. Không chỉ vậy, ngày rằm tháng bảy còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Đây là ngày mà mọi người cùng nhau thể hiện tình yêu thương đến cha mẹ, ông bà của mình. Không chỉ vậy, người dân Việt Nam còn làm lễ gia tiên để cầu nguyện những điều may mắn đến với những người thân yêu trong gia đình. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan nhé.
Vu Lan báo hiếu là ngày gì?
Theo văn hóa của người Việt từ xa xưa, ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được xem là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân. Đây cũng được coi là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân, để các vong hồn có cơ hội xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Ngày rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu lan là dịp để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ và tìm về với cội nguồn yêu thương. Trong những ngày này, người dân đã được chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động. Dù già hay trẻ, trai hay gái khi dự lễ Vu lan đều thành kính và tràn ngập trong cảm xúc khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo.
Nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan
Ngày lễ Vu Lan ra đời theo sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên sau khi tu luyện thành công, ông nhớ mẹ là bà Thanh Đề đã qua đời nên dùng mắt phép để tìm bà khắp thế gian, ông thấy bà bị đày thành Ngạ quỷ (quỷ đói), bị đói khát hành hạ, vì những việc ác trong các kiếp luân hồi của bà. Đau lòng vì mẹ bị đày đọa, ông hóa phép thành thức ăn dâng lên mẹ nhưng tất cả thức ăn đều biến thành lửa đỏ.
Mục Thanh Đề cầu cứu lên Phật Tổ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu, chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Phật cũng dạy thêm rằng: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Theo lời Phật dạy Mục Thanh Đề đã cứu được mẹ mình và từ đó ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.
Ý nghĩa hình ảnh bông hoa cài trên ngực áo
Trong nhiều năm trở lại đây, ngày lễ Vu lan đã trở thành một đại lễ. Được nhiều nơi tổ chức kéo dài suốt cả tháng 7 âm lịch. Với nghi thức bông hồng cài trên áo chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này.
Trong nghi thức buổi lễ, các Phật tử với hai giỏ hoa hồng bên người. Một giỏ màu đỏ và một giỏ màu trắng sẽ được cài lên áo của những người đến chùa tham dự lễ. Hoa hồng chính là biểu tượng cho sự cao quý và một tình yêu bất diệt. Nếu như người nào không còn cha mẹ thì cài hoa hồng màu trắng. Người nào còn đầy đủ cha mẹ thì cài hoa hồng màu đỏ và người nào chỉ còn mỗi cha hoặc mẹ thì sẽ cài hoa hồng nhạt màu hơn.
Ngày lễ Vu Lan nên làm gì?
Ăn chay, niệm Phật, cầu an
Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ăn chay là một tập tục quen thuộc của người dân Việt Nam chúng ta. Ăn chay có nghĩa là không sát sinh, đưa con người về chốn thanh tịnh, đúng với bản ngã của mình. Do vậy, bạn hãy ăn chay và thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ của mình. Điều này còn giúp những người đã khuất thì sẽ được bình yên nơi chín suối. Cha mẹ còn trên đời sẽ được khỏe mạnh, vui vẻ và bình an.
Dành nhiều thời gian cho cha mẹ
Khi con người ta càng trưởng thành, họ sẽ càng khó để nói ra những lời yêu thương, quan tâm đến bố mẹ của mình. Nếu như ngày thường bạn bận rộn với công việc và không có thời gian hỏi han cha mẹ thì vào ngày lễ này hãy dành thời gian quan tâm và hỏi han họ nhiều hơn. Chẳng hạn như những câu đơn giản về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị mâm cúng
Mâm cơm chay
Mâm cúng lễ Vu Lan bạn nên chuẩn bị đồ chay để dâng lên Thần Phật, gia tiên nhằm tỏ lòng thành kính và báo hiếu. Vào ngày này, gia đình nên chuẩn bị ba mâm cúng. Một mâm cúng Phật, một mâm cúng gia tiên, ông bà và một mâm cúng chúng sinh. Với mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ đồ mặn, tiền vàng mã nhưng cúng chay cũng được tùy theo gia chủ. Tới tháng 7, nhà nhà người người đi chùa cầu nguyện. Tại chùa lễ Vu Lan được tổ chức rất lớn để chúng sinh thể hiện lòng thành của mình.
Tại gia đình có bàn thờ Phật làm mâm cơm chay. Trái cây ngũ quả dưng cúng Phật hồi hướng công đức cho ông bà cha mẹ,…đã qua đời. Con cháu cùng tụ họp để đọc kinh Vu Lan. Khi cúng gia tiên, gia chủ chuẩn bị mâm cơm cúng, trái cây; bình hoa, rượu, tiền vàng mã. Sau đó, gia chủ thắp hương đọc kinh cầu nguyện.
Chuẩn bị các lễ vật
Khi xong, đốt giấy tiền vàng bạc cho ông bà, cha mẹ đã khuất. Với mâm cúng chúng sinh bao gồm các lễ vật là quần áo, bánh kẹp như kẹp vừng, bỏng ngô; cháo trắng loãng, trà, nước ngọt, gạo muối,…Cúng xong người ta rải gạo muối khắp bốn phương tám hướng. Khi đó, những đứa trẻ con có thể giật cô hồn cho những đồ cúng đó. Nếu người giật càng đông, tranh giành càng nhiều thì gia chủ càng thêm may mắn.
Đồ cúng đúng lễ cho mâm cô hồn gồm: tiền vàng từ 15 lễ trở nên, quần áo từ 20-50 bộ, hoa quả 5 loại. Có đủ 5 màu, bỏng ngô, khoai lang luộc, bắp luộc, khoai mì luộc, kẹo bánh và tiền thật; một đĩa gạo và 12 chén cháo loãng; ba ly trà hoặc rượu hoặc bia, nước,…,3 cây nhang, 2 ngọn nến. Sau khi đã chuẩn bị xong, bạn bày mâm ngoài trời. Sau đó gia chủ sẽ đọc kinh, niệm Phật mong cho chúng sinh siêu thoát. Rồi đốt giấy tiền vàng bạc cho chúng sinh xuống dưới sử dụng.
Trên đây là những thông tin về ngày rằm tháng 7 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày quan trọng này. Đồng thời, bạn hãy gửi những lời yêu thương. Thể hiện tình cảm của mình dành cho cha mẹ; những người thân yêu nhất trong ngày này nhé.