Ý nghĩa bàn thờ ông Táo trong văn hóa Việt Nam

Ý nghĩa bàn thờ ông Táo trong văn hóa Việt Nam

Đối với người dân Việt Nam, việc thờ cúng gia tiên và thờ cúng ông táo đã là một nét văn hóa đẹp lâu đời. Mỗi năm cứ đến ngày hai mươi ba tháng chạp, mỗi gia đình đều hồ hởi đi mua bộ ba con cá vàng cùng các lễ khác và một mâm cơm nhỏ để dâng lên thờ cúng tiễn ông táo về trời. Đây là một tập quán đẹp đẽ của con người Việt Nam. Để con cháu đời đời sau luôn ghi nhớ tập quán này thì hằng năm chúng ta nên nhắc lại cho những người trẻ biết rõ ý nghĩa của bàn thờ ông táo. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để biết rõ hơn về ý nghĩa bàn thờ ông táo nhé.

Sự tích về chuyện ông Táo

Vợ chồng Trọng Cao, Thị Nhi cãi vã

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.

Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.

Sự tích về chuyện ông Táo
Sự tích về chuyện ông Táo

Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang cùng bị chết cháy

Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. Họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.

Thượng đế phong táo quân cho 3 người

Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc: Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà, Thị Nhi là Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính gồm: hai cái mũ nam, một cái mũ nữ và một hoặc ba con cá chép (dùng cho Táo cưỡi), rồi đem đốt những vật dụng đang thờ, đã hư cũ. Đồng thời người ta cũng thay luôn mấy “Ông Táo” đã sứt mẻ bằng cách “trân trọng” gửi ở bụi tre hoặc một gốc cây nào đó sau vườn. Ngoài ra người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước sau đó mang ra thả ngoài ao hồ hay sông sau khi cúng.

Có nên lập bàn thờ ông Táo không?

Tính nhân văn

Vào 23 tháng chạp hằng năm, nghi lễ tiễn ông Táo về trời bao gồm việc phóng sinh cá chép. Đây là một hành động nhân văn, tạo nhiều phước lành: Vừa giữ được mạng sống và sự tự do cho một sinh linh; Vừa tạo một phần công ăn việc làm cho người dân. Từ đó mà họ có thêm tiền trang trải dịp Tết, để được sum họp bên gia đình.

Có nên lập bàn thờ ông Táo không?
Có nên lập bàn thờ ông Táo không?

Giá trị đạo đức

Táo Quân là vị thần theo sát mỗi chúng ta, gần gũi với con người nhất. Hằng ngày, vị thần này có trách nhiệm quan sát và ghi chép lại những hành vi của mỗi một thành viên trong gia đình: Bất kể là tốt hay là xấu, đều sẽ được báo cáo với Ngọc Hoàng. Điều này có ý nghĩa khuyên con người nên hướng thiện. Vì mỗi một việc mà ta làm đều có thần minh chứng giám và ghi nhận.

Ý nghĩa sâu sắc của bàn thờ ông Táo

Một ngôi nhà đẹp, phù hợp phong thủy mang đến nhiều may mắn giúp gia chủ làm ăn thuận lợi. Cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc, đầy đủ. Trong nhà không thể thiếu bàn thờ ông địa và bàn thờ táo quân được. Gian bếp là nơi sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình. Được quan niệm là nơi giữ lửa cho gia đình giúp tình cảm luôn hạnh phúc, đầm ấm. Bàn thờ Táo quân mang ý nghĩa rất quan trọng về hạnh phúc yêu thương trong gia đình.

Bàn thờ ông Táo cần chuẩn bị chu toàn, đầy đủ để được phù hộ cho gia đình trong ấm, ngoài êm, hạnh phúc , no đủ. Bàn thờ Táo quân đúng theo phong thủy là hợp hướng và kệ vững chắc, kiên cố. Kệ bàn thờ có thể làm bằng kính hoặc gỗ. Bài vị táo quân được thỉnh ở chùa, bát nhang; bình hoa, ly nước, đĩa trái cây.

Ý nghĩa sâu sắc của bàn thờ ông Táo
Ý nghĩa sâu sắc của bàn thờ ông Táo

Phong tục thờ cúng và đưa ông táo về trời vào ngày giáp tết cổ truyền được duy trì qua nhiều thế hệ. Đây là nét đẹp văn hóa dân tộc thể hiện niềm tin vào tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.

Cách đặt vị trí bàn thờ ông Táo

Đặt bàn thờ Táo quân đúng phong thủy để mang lại hạnh phúc, hòa thuận trong tình cảm gia đình. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì công việc mới thuận lợi, thành công, giàu có cuộc sống viên mãn.

Bàn thờ Táo quân được đặt trong nhà bếp. Đặt ở trên cao, theo hướng bếp và song song với bếp. Bàn thờ ông Táo nên đặt trên kệ phân biệt với hoạt động nấu nướng phía dưới của gia chủ. Bàn thờ Táo quân không đặt quá xa bếp.

Tránh đặt bàn thờ ông Táo gần ống khói hút khói, hút mùi. Tránh đặt gần nơi rửa tay vì theo quan niệm phong thủy, thủy khắc hỏa. Nếu đặt gần cạnh vị trí này, gia đình sẽ thường xuyên tranh cãi, bất hòa. Bàn thờ không đặt đối diện nhà vệ sinh, nơi ô uế, bẩn thỉu.

Hãy đặt bàn thờ táo quân ở góc hướng nam, cạnh bếp. Vì theo quan niệm ngũ hành, táo quân thuộc về hỏa nên đặt hướng nam. Vì vậy là hỏa vượng sẽ rất tốt. Ngoài ra, nếu gia đình bạn không có bàn thờ táo quân thì tốt nhất không nên cắm nhang ở nhà bếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *