Trùng tu đàn tế lớn nhất của nhà Nguyễn tại Huế

Đàn Nam Giao sắp được trùng tu

Đàn tế Nam Giao Nguyễn là nơi vua Nguyễn tổ chức tế trời đất vào mỗi dịp xuân về. Đàn tế tọa lạc tại Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn tế Nam Giao cuối cùng còn tồn tại ở Việt Nam (mặc dù trong tình trạng không còn toàn vẹn). Đàn tế là nơi duy nhất còn sót lại trong số nhiều nơi tế tự cổ ở Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa phê duyệt bản vẽ thi công và thiết kế dự toán. Chuẩn bị cho giai đoạn 1 của các bước trong dự án trùng tu đàn Nam Giao tới đây.

Dự án trùng tu đàn Nam Giao sắp khởi công

Dự án trùng tu đàn Nam Giao sắp khởi công
Dự án trùng tu đàn Nam Giao sắp khởi công

Đàn Nam Giao, nơi xưa kia triều Nguyễn tổ chức tế trời đất vào mùa xuân. Được trùng tu với tổng kinh phí 24 tỷ đồng. Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa khởi công trùng tu di tích đàn Nam Giao giai đoạn 1.

Ông Phan Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm, cho biết trước mắt đơn vị sẽ tu bổ Trai Cung điện nằm trong khu vực đàn Nam Giao. Công trình này sẽ được tháo dỡ nền, cân chỉnh, gia cường chân đá tảng; làm lại nền, lát gạch Bát Tràng, tu bổ hệ thống bậc cấp, chống ẩm, chống mối. Phần mái sẽ được lợp ngói hoàng lưu ly… Dự án trùng tu dự kiến hoàn thành vào năm 2023.

Hệ thống tường thành đàn Nam Giao sẽ được gia cố đoạn bị nứt, vệ sinh rêu mốc và phục hồi màu sắc. Cổng Tiền (cung môn) và cổng Hậu của Trai Cung sẽ phục hồi màu sắc, các chi tiết trang trí phần mái, tu bổ nền và lát gạch Bát Tràng. Đàn Nam Giao xưa kia nằm ở xã An Cựu, nay là ở phường Thủy Xuân (TP Huế), được xây dựng vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long. Đàn có ba tầng được xây dựng bằng đá và gạch. Tầng thứ nhất đặt án ở giữa thờ chung trời đất.

Đàn Nam Giao dưới thời vua Nguyễn

Đàn Nam Giao được các vua Nguyễn sử dụng
Đàn Nam Giao được các vua Nguyễn sử dụng

Vào thời vua Gia Long, mỗi năm triều đình chọn một trong ba ngày tốt ở tháng trọng xuân để làm lễ tế. Đến thời vua Đồng Khánh (1888), lễ tế đổi lại ba năm một lần theo các năm Tí, Mão, Ngọ, Dậu. Khi tế, vua ngự giá đến hành lễ. Lễ tế đàn Nam Giao là nghi lễ cung đình được triều Nguyễn xếp vào hàng đại tự.

Trong suốt 79 năm (1807 – 1885) độc lập của nhà Nguyễn; đàn Nam Giao luôn là nơi tổ chức nghi thức tế Giao đều đặn vào mùa xuân hàng năm. Từ năm 1886 đến năm 1890, triều đình Huế không tổ chức lễ tế Giao. Bắt đầu từ năm 1891, cứ ba năm một lần, vua Nguyễn lại đến tế Trời Đất ở đàn tế. Lễ tế cuối cùng của triều Nguyễn tại đây là vào ngày 23 tháng 3 năm 1945. Như vậy, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao. Với 98 buổi đại lễ được tổ chức.

Sau khi nhà Nguyễn chính thức cáo chung vào tháng 8 năm 1945, đàn Nam Giao không được sử dụng đúng mục đích. Dần dần đổ nát, hoang phế qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam ác liệt; giống như nhiều di tích trong quần thể di tích Cố đô Huế. Đàn Nam Giao là công trình kiến trúc độc đáo, quan trọng của quần thể di tích cố đô Huế. Đây là đàn tế quy mô lớn nhất và nguyên vẹn còn tồn tại ở Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *