Nhà tù Chí Hòa hay còn gọi là Khám Chí Hòa, có vị trí tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, là nhà tù được người Pháp xây dựng vào năm 1943. Nó được xây lên thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Có diện tích 7 ha, trại giam có 3 tầng, 238 phòng. Có hai dãy nhà dành cho các nữ tù nhân. Đây là nơi giam giữ những tù nhân chính trị chống thực dân Pháp, chống chế độ Việt Nam Cộng hòa. Ngày nay, nơi đây được Công an TP.HCM sử dụng để giam giữ các bị can trong các vụ án trên địa bàn. Mới đây, công an thành phố đã lên kế hoạch di dời trại giam này.
Công an TP chuẩn bị di dời trại giam Chí Hoà
Mục tiêu di dời trại giam
Công an TP HCM đang tiến hành các bước để di dời trại giam Chí Hòa, quận 10, lên trại tạm giam T30 ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. Thông tin được thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP HCM cho biết; tại buổi làm việc với thiếu tướng Lê Quốc Hùng, thứ trưởng Công an mới đây. Việc di dời trại giam được đặt mục tiêu hoàn thành trong quý 2/2021.
Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa (số 324 đường Hòa Hưng, phường 12, quận 10). Rộng 7 ha, cao 3 tầng lầu, 238 phòng. Được người Pháp xây từ năm 1943. Nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ. Nơi đây từng giam những người chống thực dân Pháp, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày nay, nơi này được dùng để giam giữ các bị can.Theo lãnh đạo Công an TP HCM, trại Chí Hòa đã xuống cấp trầm trọng. Không còn đảm bảo an toàn giam giữ phạm nhân và đang quá tải. Kế hoạch dời nhà giam đến địa điểm khác đã có gần 20 năm trước. Đầu năm 2019, tại buổi làm việc với Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Công an TP HCM tiếp tục đề cập việc di dời trại này đến Củ Chi. Giao khu đất Chí Hòa cho UBND TP HCM.
Kế hoạch sử dụng đất của TP HCM
Hiện, kế hoạch sử dụng khu đất trại giam Chí Hòa sau di dời chưa được công bố. Tuy nhiên, theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung quận 10 đến năm 2020 được UBND TP HCM ban hành ngày 26/11/2012; dự kiến khu đất sau khi trại giam di dời, 2,8 ha trồng cây xanh (giảm 3,5 ha so với quy hoạch năm 1998). Phần diện tích còn lại được chuyển đổi thành công trình giáo dục và khu nhà ở tái định cư.
Trại giam Chí Hoà là công trình kiến trúc đặc biệt
KTS Khương Văn Mười chia sẻ
KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc sư TP HCM cho rằng, khu đất của trại giam nên làm công trình công ích cho cộng đồng. Bởi khu vực này có mật độ dân cư cao. Nếu thêm mảng xanh, dự án công cộng sẽ hữu ích cho người dân. Ngoài ra, thành phố có thể tính toán dành một phần diện tích trại giam để làm công trình lịch sử. Trại giam Chí Hòa được đánh giá là công trình kiến trúc đặc biệt. Do kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu. Lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt. Mỗi khu có 4 buồng giam.
Thiết kế của trạigiam
Khám Chí Hòa do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Được đánh giá là một công trình kiến trúc đặc biệt. Vừa hòa hợp những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ; vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.
Nhà tù “Bát Quái” chỉ có một cửa, ở giữa là khoảng sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu tam giác nhỏ. Ở giữa là một vọng gác cao hơn 20 m, đứng tại đây, lính canh có thể dễ dàng quan sát tất cả phòng giam. Đây là một trong những công trình, địa điểm nằm trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2016-2020. Theo Luật di sản văn hóa, những công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích sẽ được đối xử như di tích đã được xếp hạng.