Tổng hợp 6 món ngon trứ danh ở Thái Lan – xứ sở chùa Vàng

Những món ngon khó cưỡng không thể bỏ qua khi đến Thái Lan

Thái Lan được mệnh danh là “xứ sở chùa Vàng” với hàng trăm ngôi đền cổ kính, sáng rực một màu vàng huyền ảo, nguy nga, lộng lẫy. Đây là điểm đến tâm linh của những con người hướng Phật. Bạn sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi những phong tục văn hóa độc đáo, những nghi thức trang nghiêm.

Bên cạnh đó thì văn hóa ẩm thực nơi đây cũng đưa du khách đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Có chua, cay, mặn, ngọt là sự kết hợp của nhiều loại gia vị, hương liệu khác nhau. Sự kết hợp chính xác và hoàn hảo mang đến hương vị riêng khiến người ta khó mà kiềm lòng được. Nếu có dịp đến Thái Lan thì hãy thử ngay nhé!

Lẩu Thái – “siêu ngon” chua chua cay cay

Chắc chắn khi nhắc đến ẩm thực Thái Lan không thể bỏ sót món Lẩu Thái. Về cơ bản, món ăn này cũng như món lẩu bình thường khác là ăn khi còn nóng. Sau đó nhúng thịt, hải sản, rau củ, mì vào nồi nước dùng và chấm trước khi ăn cho đậm vị.

Đặc sản này có lẽ không còn xa lạ với Việt Nam vì  bạn có thể tìm thấy gói lẩu Thái ở bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào ở Việt Nam. Tuy nhiên để thưởng thức được vị ngon chuẩn Thái Lan thì chỉ có cách là bạn đến với du lịch Thái Lan để thưởng thức món ăn này.

Đến Thái Lan tuyệt đối không thể bỏ qua món lẩu Thái truyền thống
Đến Thái Lan tuyệt đối không thể bỏ qua món lẩu Thái truyền thống

Nguyên liệu để làm món Lẩu Thái là hải sản, kèm với gia vị của lẩu. Đây chính là điểm đặc biệt của Lẩu Thái mà bạn không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Nước lẩu Thái là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều thành phần và gia vị. Đó là vị thơm của gừng, vị nồng từ lá chanh. Vị cay từ ớt, vị chua đặc trưng của lẩu. Và cả vị ngọt từ nước hầm, vị ngọt thơm, chua chua. Có thể nói nước Lẩu Thái là tổng hòa của rất nhiều vị. Vì vậy nước này dùng để ăn kèm bún, mì, rau (rau muống, bắp chuối) tạo nên hương vị chẳng thể nào quên.

Nói như vậy nhưng để làm được một nồi lẩu Thái trọn vẹn quả thật rất tỉ mỉ. Không những vậy cách bài trí cũng đẹp mắt không kém hương vị của nó đến nỗi bạn không muốn phá vỡ vẻ đẹp hoàn hảo ấy.

Pad Thái – đậm đà, quyến rũ

Nếu như ở Việt Nam Phở là món ăn tinh túy – linh hồn của ẩm thực Việt thì Pad Thái cũng được coi là “trụ cột” của ẩm thực đường phố nơi đây.

Phở và Pad Thái cũng có khá nhiều điểm chung. Chúng đều dùng giá sống, bánh phở, gia vị như tỏi ớt xào cùng rau. Tuy nhiên Pad Thái cũng mang cả hương vị chút chua, chút cay, chút ngọt của Thái Lan để tạo ra hương vị riêng của mình. Pad Thái đúng chất có vị cay nồng do cho rất nhiều tiêu ớt để phù hợp với người bản địa. Tùy vào từng vùng miền mà món ăn sẽ có thêm những thành phần khác như: tôm, trứng, đậu phụ đi kèm.

Món ăn này còn được vinh dự trở thành món ăn chuyên để đánh giá chất lượng của các nhà hàng ở Thái và vinh dự nằm trong top 50 món ăn ngon nhất thế giới.

Som Tam – Gỏi đu đủ Thái

Những món ăn đặc trưng nơi đây có lẽ đều không thoát được vị cay. Và món Som Tam cũng vậy.

Som Tam hay được biết đến với tên gỏi đu đủ Thái cay. Nguyên liệu chính là đu đủ xanh được bào sợi. Trộn cùng những gia vị khác như, chanh, ớt, nước mắm, đường thốt nốt. Tất cả tạo nên một hương vị ậm đà đúng chuẩn Thái Lan.

Som Tam - Món ngon đường phố chua chua cay cay
Som Tam – Món ngon đường phố chua chua cay cay

Theo truyền thống Thái Lan thì món ăn Som Tam đầy đủ gồm một đĩa đu đủ bào sợi, thêm đậu đũa, dưa chuột lát, ớt khô, rau húng, nước cốt chanh, lạc rang vàng,… Khi ăn món ăn này bạn có thể cảm nhận được nhiều hương vị khác nhau. Vị chua của chanh, vị ngọt của đường, vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm. Tất cả hòa quyện với nhau và bùng nổ trong khoang miệng làm bạn không thể không ăn tiếp.

Món ăn dân dã này được bày bán khắp nơi ở Thái Lan. Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến Phaholyothin Soi 7. Đây là nơi hội tụ những món ăn đường phố ngon nhất!.

Xôi xoài Thái Lan – dẻo thơm, ăn hoài không chán

Món ăn đơn giản lại ngon – đẹp – lạ? Có thật sao? Đó chính là món xôi xoài của Thái Lan mà bạn sắp biết sau đây.

Được mệnh danh là món ăn tinh tế bậc nhất của ẩm thực Thái Lan – xôi xoài mang trong mình vẻ đẹp cả về hình thức và nội dung. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của xoài với vị béo của nước cốt dừa. Cùng xôi trắng và thơm phức của vừng sẽ làm bạn phải ngất ngây.

Tuy vậy để có một đĩa xôi thơm lành người nấu phải tốn rất nhiều công sức. Nắm xôi trắng dẻo thơm nức nước dừa được nấu từ loại gạo nếp ngon. Chúng ngâm qua đêm rồi đem đi hấp. Hấp nửa chừng thì cho cốt dừa đồ cùng đến khi bay ra một mùi hương béo ngậy thì thôi. Xôi đồ xong được trải ra đĩa rưới lên một lớp cốt dừa và vừng rang. Bạn có thể dùng kèm với miếng xoài vàng ươm, thơm ngọt.

Đây cũng là một món ăn dễ kiếm ở Thái Lan, bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ hàng quán nào ở đường phố Thái.

Nuea daet diao kaphrao thot

Đây là món lai rai của những người đàn ông Thái Lan. Thịt bò được phơi khô rồi rán giòn. Đôi khi chúng được trộn cùng húng quế rán cùng, ăn kèm với nước sốt chua cay. Vị cay the the của miếng bò khô, làm đánh thức vị giác của thực khách. Từ đó tạo cho thực khách một cảm giác sảng khoái cả về vị giác lẫn tinh thần. Người Thái thường ăn món này khi uống rượu. Vì thế, món ăn dai dai lại thơm vị rau húng được cánh đàn ông hết sức ưa chuộng.

Nuea daet diao kaphrao thot - ẩm thực độc đáo xứ chùa Vàng
Nuea daet diao kaphrao thot – ẩm thực độc đáo xứ chùa Vàng

Dừa nướng – đậm đà hương vị Thái

Dừa nguyên trái tách xơ nướng trên bếp than đỏ lửa là cách chế biến vô cùng đơn giản của món dừa nướng.

Đây là một món ăn vặt được bày bán nhiều nơi ở Thái Lan. Nếu bạn muốn thưởng thức dừa non theo một cách khác thì món này quả là gợi ý không tồi. Qua việc nướng nước dừa đậm vị ngon ngọt hơn, tuy nhiên cùi dừa sẽ chuyển màu và có thể không ngon như dừa tươi. Ngoài ra còn loại dừa nướng nguyên cả xơ. Tuy nhiên nó không được ưa chuộng như loại trên.

Khi nướng xong, người ta dùng dao ấn nhẹ vào mắt dừa, trút nước dừa ra ly và thưởng thức khi còn ấm. Quá trình nướng dừa đã khiến nước dừa trở nên ngọt đậm và rất thơm – một mùi thơm lạ lùng, hấp dẫn đến khó diễn tả.

Dừa nướng đặc biệt rất dễ tách vỏ lấy cùi, chỉ cần đập nhẹ là trái dừa đã bể để có thể bóc tách cùi dừa với từng miếng lớn. Cùi dừa nướng đúng độ thường chuyển sang màu tím nhạt vừa mềm và dẻo, có thể thưởng thức chung với nước dừa hoặc dùng riêng để nếm được vị béo ngậy, thơm ngon như mứt vừa sên tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *