Mì tôm hay còn có một tên gọi khác đó là mì ăn liền. Đúng như tên gọi, đây là món ăn chế biến đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Vì vậy, mì tôm đã trở thành một món ăn rất quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai thì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là điều bắt buộc. Liệu mì tôm có đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu? Nói cách khác, bà bầu ăn mì ăn liền được không? Cuộc sống bận rộn khiến nhiều bà bầu có thói quen ăn mì ăn liền, để không mất quá nhiều thời gian nấu nướng.
Mẹ bầu có nên sử dụng mì ăn liền?
Có nhiều chị em hay đặt câu hỏi: Bà bầu có nên ăn mì tôm; bởi mì tôm được coi là đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Mặc dù thế, các chị em đang có bầu có thể khó cưỡng nổi hương vị hấp dẫn của mì ăn liền. Món ăn này lại còn dễ nấu nếu mẹ bầu bỗng dưng cảm thấy đói bụng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi gói mì tôm đều có chứa thành phần chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương liệu, chất bảo quản, nhưng lại thiếu trầm trọng vitamin, protein và chất xơ.
Chính vì vậy, mì ăn liền không phải là một loại thực phẩm có thể cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho mỗi người, đặc biệt là bà bầu.
Bên cạnh đó, trong mì tôm cũng chứa rất nhiều chất bảo quản và số chất hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu mẹ bầu thường xuyên ăn mì tôm trong thai kỳ có thể sẽ gặp phải một số tác hại không mong muốn và làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Tác hại của mì tôm
Thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé: do thành phần chính của mì tôm là tinh bột, muối, bột ngọt, gia vị, vì thế món ăn này không thể đáp ứng đủ các vitamin, protein, chất xơ và khoáng chất để mẹ và bé khỏe mạnh, thai nhi chậm phát triển.
Mẹ bầu ăn mì ăn liền thường xuyên có thể bị cao huyết áp; do mì ăn liền có nhiều muối mặn.
Không tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu: Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong mì tôm có chứa rất nhiều các chất bảo quản và các chất này sẽ không dễ gì có thể phân hủy được trong cơ thể của mẹ bầu. Do đó, nếu mẹ bầu ăn mì tôm sẽ bị đầy hơi, khó tiêu; ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Mách bạn cách sử dụng mì an toàn
Bạn thấy đó: Bà bầu không nên ăn nhiều mì ăn liền. Nhưng họ vẫn có thể được ăn; và ăn một cách an toàn hơn, ngon miệng hơn nếu chú ý các điều sau:
- Không nên ăn mì tôm quá nhiều và thường xuyên.
- Mẹ bầu cần giảm lượng muối khi nấu mì tôm ( nên ít hơn nửa gói so với mỗi gói mì).
- Nấu mì kèm với các thực phẩm khác như trứng, thịt gà, rau xanh, củ quả,… để bát mì hấp dẫn hơn và nhiều chất dinh dưỡng hơn cho mẹ và bé.
Bên cạnh đó, các chị em đang mang thai không nên ăn kèm những loại rau sau với mỳ gói:
- Rau sam: có thể gây kích thích mạnh đến tử cung; gia tăng tần suất co bóp, và dễ dẫn đến sảy thai.
- Ngải cứu và rau răm: bà bầu nên ăn mì tôm tránh rau răm, ngải cứu đặc biệt là trong 3 tháng đầu; vì nó có thể gây ra việc mất máu nhiều, co thắt tử cung và sảy thai.
Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu về việc bà bầu có nên ăn mì tôm không, và các mẹ mang thai nên ăn mì ra sao cho đúng cách mà vẫn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho thai nhi. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi bạn sẽ biết cách lựa chọn thực phẩm cho mẹ bầu.