Nét đặc sắc trong văn hoá đón Tết cơm mới của người Pa Kô

Người Pa Kô và văn hoá đón tết cơm mới

Tết cơm mới (hay còn được gọi là lễ mừng lúa mới và Tết Hạ Nguyên) là lễ hội quan trọng nhất thuộc hệ thống các lễ hội truyền thống của các dân tộc tại Việt Nam. Tết cơm mới có tầm quan trọng không kém gì dịp Tết cổ truyền của người Kinh.

Tết cơm mới được người dân tổ chức thường niên, nhằm ăn mừng vụ mùa thuận lợi và để tạ ơn các vị thần giúp mùa màng bội thu. Tết cơm mới của từng dân tộc là khác nhau, mỗi dân tộc lại có một nét đặc trưng riêng. Người Pa Ko đón Tết cơm mới theo một cách đặc biệt và truyền thống. Hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hoá đón Tết cơm mới của người Pa Kô trong bài viết dưới đây.

Người Pa Kô đón lễ A Da – Tết cơm mới

Người Pa Kô đón lễ A Da
Người Pa Kô đón lễ A Da

Sau mỗi vụ mùa lúa rẫy, người Pa Kô ở dãy Trường Sơn lại làm lễ A Da, còn gọi Tết cơm mới. Để tạ ơn các thần linh. Người Pa Kô sinh sống chủ yếu ở hai huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Đăkrông (Quảng Trị). Từ bao đời nay, A Da là lễ nghi quan trọng, không thể thiếu của người Pa Kô, tương tự Tết Nguyên đán. Lễ A Da nhằm tạ ơn thần linh phù hộ cho bà con một mùa màng bội thu, gia đình tràn đầy sức khỏe. Đây cũng là dịp để con cháu đi xa trở về đoàn tụ, quây quần bên gia đình. Dù được hay mất mùa, dân làng đều dâng các sản vật nông nghiệp ngon nhất lên thần linh. Gồm lúa rẫy mới gặt về, trâu bò, dê lợn nuôi quanh nhà…

Khác với Tết Nguyên đán, lễ A Da không có một ngày cố định; mà phụ thuộc vào việc thu hoạch mùa màng. Năm nay, 8 họ tộc ở làng Kêr 2, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, thống nhất chọn ngày rằm tháng chạp làm lễ. Theo già A Kiêng Dung, Trưởng họ A Kiêng, khi ấy hạt lúa trên rẫy đã được phơi khô, đóng vào bao trữ trong nhà. A Da được tổ chức theo cấp làng. Các họ tộc trong làng cử người đại diện, bàn bạc và thống nhất giữa ngày tổ chức. Sau đó thông báo cho con em. Vì thế, mỗi dịp cuối năm, có rất nhiều Tết cơm mới ở dãy Trường Sơn.

Trưởng làng Kôn Ngãi nói về lễ A Da

Trưởng làng Kôn Ngãi nói về lễ A Da
Trưởng làng Kôn Ngãi nói về lễ A Da

Trưởng làng Kôn Ngãi nói quan trọng nhất trong A Da là lễ hiến tế gia súc cho các vị thần. Kéo dài từ đêm trước cho đến sáng sớm hôm sau của ngày lễ. Trong khoảng sân cộng đồng rộng chừng 100 m2, những cây gỗ lớn dài 1,2-1,5 m được dựng lên. Những cây tre được buộc bên cạnh, tạo hình thành hoa tre. Trưởng làng Kôn Ngãi giải thích đây là sân hiến tế. Mỗi họ tộc góp một con trâu bò, hoặc dê để làm lễ dâng lên các vị thần. Lễ vật là tùy tâm, phụ thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi họ tộc chứ không bắt buộc. Cùng với trâu bò, lễ vật không thể thiếu là tấm thổ cẩm của người Pa Kô. Năm nay, các họ tộc ở Kêr 2 đóng góp 5 con bò, nhiều dê và lợn…

Hiến tế gia súc đón Tết cơm mới

Vào đêm trước lễ A Da, con cháu cả làng tập hợp về sân cộng đồng. Làm lễ cúng và nói chuyện với các thần linh. Trong câu chuyện, họ cảm tạ các vị thần đã giúp đỡ để có một vụ mùa tốt tươi. Giao gia súc cho các vị thần để được phù hộ một vụ mới sức khỏe tràn đầy, lúa thóc đầy kho. Trong đêm, dân làng tập trung ca hát, đánh cồng chiêng và uống rượu cần.

Gia súc được để qua đêm. Đến sáng sớm hôm sau mới làm lễ đâm trâu để chính thức bắt đầu A Da. “Ngày trước, các già làng tổ chức đâm trâu bò để hiến tế ngay tại sân này. Thịt trâu bò cũng bắt buộc phải ăn hết, nhưng nay đã khác”. Trưởng làng Kôn Ngãi nói. Người dân được mang trâu bò, dê về nhà để giết thịt. Ngoài một phần nhỏ để cúng lễ, phần lớn còn lại bán cho thương lái.

“Chúng tôi mời các vị thần linh về chứng kiến lễ vì đã cho mùa màng. Trâu bò mua về, được thần linh phù hộ sinh sôi, đẻ ra con thì phải trả lại cho thần linh”. Trưởng làng Kôn Ngãi giải thích. Sau lễ hiến tế chung cho cả làng, mỗi dòng họ mang lễ vật về nhà trưởng họ để cúng. Mâm lễ gồm bánh a quát được cắm thêm các hoa tre ở trên, một ít thịt trâu bò, dê, gà… Thanh tre được vót nhỏ, chẻ hoa xoắn ở trên tựa như bông hoa. Hoa tre có ý nghĩa tươi đẹp, anh em vui vẻ, người người đổi mới, vui như hoa nở.

Các gia đình làm lễ tại nhà trưởng họ

Các gia đình làm lễ tại nhà trưởng họ
Các gia đình làm lễ tại nhà trưởng họ

Trong căn nhà hai tầng khang trang, hàng chục người trong họ A Kiêng trở về nhà trưởng họ để cùng phụ làm A Da. Họ góp nông sản về nhà trưởng họ làm lễ, chứ không làm ở từng gia đình. Ngôi bên sân nhà gói bánh a quát, bà Hồ Thị Hoa, 75 tuổi, nói lúa rẫy là cây trồng chính của mọi gia đình Pa Kô nên chiếc bánh a quát gói từ nếp rẫy chính là đại diện cho cây lúa trên mâm lễ, là lễ vật không thể thiếu. A quát được gói từ nếp rẫy, không có nhân, bên ngoài bọc bằng lá cây đót. Bánh nhỏ trong lòng bàn tay, 2 đầu vót nhọn nên có người gọi là bánh sừng trâu.

“Năm nay lũ lụt, mất mùa nên trong nhà chỉ gói 30 lon gạo nếp, năm nào được mùa thì gói thật nhiều rồi chia cho họ hàng”, bà Hoa nói. Sau khi gói, a quát được ngâm trong nước khoảng 2 tiếng rồi luộc để bánh nhanh chín hơn. Trong khi bà Hoa và một số phụ nữ khác làm bánh a quát thì đàn ông làm gà, chặt cây tre để nướng thịt, nấu cơm lam.

Người Pa Kô và văn hoá đón Tết cơm mới

Ở khối 6, thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), anh Hồ Quang Phú vượt 80 km về cúng họ thay cho bố đã mất. “Khi bà con chọn xong ngày thì mình về cúng, xa mấy cũng phải về”, anh Phú nói. Năm nay, anh Phú mang về một con dê để cúng họ. Với anh cũng như nhiều người Pa Kô xa quê khác, lễ A Da là dịp để đoàn viên. Anh trở về thăm hỏi người thân thích, bà con họ tộc.

Tết cơm mới kéo dài 2 ngày. Kết thúc bằng những lời chúc tụng. Người dân Pa Kô lại lên nương rẫy, hẹn một năm A Da tiếp theo. Đây là một trong những nét văn hóa tốt đẹp, độc đáo bởi A Da không chỉ là lễ hội, là ngày tết vui tươi nhộn nhịp, thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng đặc biệt là mẹ cây lúa của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây mà còn cầu nguyên cho mưa thuận gió hòa, đem lại mùa màng bội thu cho năm sau…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *