Thức ăn là nguồn cảm hứng và niềm yêu thích, có thể không phải dành cho tất cả mọi người nhưng lại dành cho những người sành ăn. Mỗi món ăn đều mang một hương vị đặc trưng riêng, điều đặc biệt của món ăn chính là nước chấm. Khi bạn muốn chuẩn bị một chén nước chấm ngon cho các món ăn của mình hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm các công thức pha nước chấm nhé. Dưới đây là một số công thức pha nước chấm cho món ăn hấp dẫn do bạn chế biến và cách làm đơn giản cho cả gia đình thưởng thức.
Công thức nước chấm ốc ngon
Nguyên liệu
- Nước ấm
- Nước mắm
- Đường
- Chanh
- Sả
- Ớt bằm
Cách pha
Pha 2 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường cho tan. Thêm 1 muỗng canh chanh, sả, ớt bằm nhuyễn tùy khẩu vị mà thêm hay bớt lượng sả cũng như chanh. Nêm nếm cho chua chua, ngọt ngọt là được. Khi làm nước mắm nên khuấy cho tan đường và nước sau đó cho nước mắm vào. Tiếp đó hãy cho chanh và tỏi/gừng, ớt như thế ớt tỏi sẽ nổi lên trên trông đẹp hơn.
Công thức nước chấm nem rán
Nguyên liệu
- Nước mắm ngon
- Đường
- Dấm ngon
- Nước lọc
Cách pha
Nước mắm ngon, đường, dấm ngon: cho mỗi thứ 1 thìa cùng với 5 thìa nước lọc. Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị. Dùng thìa khuấy tan các hỗn hợp này rồi nếm cho vừa ăn, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào. Tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Cuối cùng ta rắc chút hạt tiêu vào là ta đã có một bát nước chấm hoàn chỉnh.
Lưu ý: Bạn không nên cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Không nên băm tỏi to khiến tỏi nặng quá sẽ bị chìm, khiến bát nước chấm kém hấp dẫn.
Công thức nước chấm gà luộc
Với món gà luộc thông thường có hai cách pha nước chấm, nước chấm nước mắm và nước chấm bột canh, hoặc tiết gà luộc giã ra với chanh, bột canh. Tùy theo khẩu vị và sở thích của gia đình mà bạn lựa chọn cách pha sao cho hợp lý nhé.
Cách 1: Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau: Một muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, một ít tiết gà luộc. Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng.
Cách 2: Nguyên liệu: Bột canh, hạt tiêu, chanh (hoặc quất), ớt. Cho bột canh vào bát, vắt chanh (quất) vào. Thả các lát ớt, hạt tiêu vừa ăn. Bạn có thể thái chỉ lá chanh rắc vào, đảm bảo vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Cách 3: Chấm với tiết gà, gồm các nguyên liệu: Một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc. Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ. Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.
Công thức nước chấm thịt vịt
Vịt luộc
Nước chấm cho món luộc này thường là nước mắm gừng. Cách pha cũng khá đơn giản, nước mắm phải nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh. Nếu ăn với thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu. Cách pha này cũng có thể làm cho một số món luộc khác.
Vịt nướng
Nước chấm thịt vịt nướng hợp nhất vẫn là có thể là nước xì dầu. Cũng có nhiều cách pha nước chấm này. Bạn có thể tham khảo cách pha này nhé. Thông thường, khi nướng vịt, người ta tường nhét hành, tỏi băm, quả mắc mật… Vì thế những gia vị này sau khi nướng vịt chín xong bạn giữ lại, đem pha nước chấm xì dầu.
Cách pha: Tất cả các gia vị này đem đun với xì dầu và một ít nước vừa đủ chấm. Nêm gia vị vừa đủ. Khi nước chấm có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và mùi thơm của quả móc mật thì cho nhỏ lửa. Hòa tan 1 ít bột sắn cho vào hỗn hợp cho nước chấm hơi sệt rồi nhấc ra ngay.
Công thức nước chấm cho bánh gối
Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống, như nước chấm nem, với mắm, đường, dấm, tỏi, ớt, rồi hòa thêm chút tương ớt vào bát nước chấm để có màu đỏ tươi. Thay dấm bằng chanh hoặc quất cho có thêm mùi thơm nếu thích. Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống bạn có thể cho thêm đủ đủ, gà rốt, dưa chuột thái lát mỏng và ngâm cùng với nước chấm. Nhờ có thêm những nguyên liệu này mà món bánh gối sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Nguyên liệu
- 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏ.
- Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn).
- Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
- Nước mắm
- Dấm, đường
- 100ml nước lọc
- 1/2 quả chanh
Cách làm
Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục. Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ. Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải. Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm 1 muỗng canh nước lọc.
Công thức nước chấm cho món bún đậu mắm tôm
Nguyên liệu
- 1 thìa đường
- 1/2 thìa giấm
- 1 quả chanh hoặc quất
- 1 thìa mắm tôm
- Dầu ăn
- Ớt thái lát hoặc băm nhỏ
- Rượu.
Cách thực hiện
Đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm rồi cho thêm ớt đã được thái lát vào. Cho thêm chút đường để tăng vị đậm đà, bạn có thể tăng giảm đường và quất, chanh tùy vào khẩu vị mặn, nhạt của các thành viên trong gia đình. Bạn có thể sử dụng dầu rán đậu để cho vào bát mắm tôm, mục đích để mắm chín và tăng hương vị cho bát mắm tôm. Hoặc có cách khác đó là cho bát mắm tôm, thêm chút dầu hấp cách thủy trên bếp từ, nồi cơm điện sao cho phù hợp.
Nước chấm cho lợn quay
Nguyên liệu
- 1 thìa bột năng
- 5 tép tỏi, 5 củ hành tím
- 2 thìa tương hột
- 1/2 chén dầu ăn.
- 10 gr nấm mèo cắt sợi.
- 1 muỗng canh đường.
- Nước chấm
Cách thực hiện
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Cho 2 muỗng canh tương hột vào tô tán nhuyễn, sau đó thêm 100 ml nước, 1 muỗng canh đường, đảo đều để có hỗn hợp tương mịn, nhuyễn. Nấm mèo cắt sợi ngâm nước ấm cho nở ra trong 15 phút. Cho 1 muỗng bột năng vào tô thêm 50 ml nước, đảo đều.
Bước 2. Cho dầu vào chảo đun nóng rồi phi thơm hành tỏi giã nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp tương vào để sôi 2 – 3 phút. Chế nước bột năng từ từ và khuấy đều tay, thêm nấm mèo vào, thấy nước hơi sệt sệt thì tắt bếp. Chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã hoàn thành xong cách pha nước chấm, bạn đã có thể thưởng thức cùng các món thịt quay, nướng.