Lịch sử bệnh viện Nhi đồng 2 – bệnh viện quân sự đầu tiên ở Sài Gòn

Lịch sử bệnh viện Nhi đồng 2

Là một trong những bệnh viện lâu đời nhất ở Châu Á, nó được thành lập bởi Đô đốc Louis-Adolphe Bonnard (1805-1867) vào năm 1862. Bệnh viện Quân đội Pháp ban đầu nằm ở góc đông nam của ngã tư Đại lộ Quốc gia và Đại lộ Norodom (Lê Duẩn), nay là Tòa nhà Kumho Asiana Plaza Group. Năm 1976, Bệnh viện Grall được bàn giao cho chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi người Pháp về nước. Năm 1978, bệnh viện Grall được đổi tên thành bệnh viện Nhi Đồng 2, chấm dứt quãng thời gian là bệnh viện đa khoa và trở thành bệnh viện chuyên khoa nhi.

Tiền thân của Bệnh viện Nhi đồng 2

Liên quân Pháp – Tây Ban Nha hạ thành Gia Định ngày 17.2.1859. Sau đó chiếm đóng Gia Định, Mỹ Tho, Biên Hòa thì người Pháp đã lên kế hoạch thành lập bệnh viện ở trung tâm Sài Gòn. Nhằm trở thành biểu tượng của nền y khoa Pháp… Năm 1862, Phó đô đốc Bonard cho lập một bệnh viện. Nó được tạo nên từ các doanh trại bằng gỗ ở phía đông nam Sài Gòn. Đặt tên là Hôpital de la Marine de Saïgon (Bệnh viện Hải quân Sài Gòn). Bệnh viện nằm trên khu đất bây giờ ứng với khuôn viên Bệnh viện Nhi đồng 2 (Q.1, TP.HCM).

BV Nhi đồng 2 là di tích văn hoá
BV Nhi đồng 2 là di tích văn hoá

Trước đó, năm 1860 đầu tiên người Pháp lập nên một bệnh viện quân sự. Rất nổi tiếng vì sự trong lành, ở gần thành Gia Định cũ. Khi Phó đô đốc Charner tới Nam kỳ đầu tháng 2.1861 thì Sài Gòn “đã có một bệnh viện. Nó có những phòng lớn thoáng khí được xây dựng”. Cũng trong năm 1860, hai nữ tu đầu tiên của Dòng thánh Phao-lô thành Chartres (Saint Paul de Chartres, S.P.C) từ Hồng Kông đến Sài Gòn. Họ đến theo yêu cầu của Đức cha Dominique Lefèbvre – Đại diện Tông tòa Giáo phận Tây Đàng Trong. Các sơ được giao chăm sóc trẻ mồ côi, tiếp đó chăm sóc các binh lính trong bệnh viện này.

Người Pháp xây dựng và điều hành bệnh viện quân sự

Trong cuốn sách Les missions catholiques françaises au XIXe siècle (tome 2, Paris, 1900) có đoạn miêu tả như sau: “… bệnh viện quân sự đầu tiên này [nguyên văn: premier hôpital militaire] không như bất kỳ cơ sở tuyệt vời nào còn tồn tại ngày nay: có ba phòng nhỏ dành cho bệnh nhân, một căn phòng chật chội cho các sơ [sœurs], một căn phòng khác cùng kích thước dành cho người điều hành và các bác sĩ; đó là tất cả. Đồ nội thất không khá hơn, một thùng bánh làm ghế ngồi, một chai rỗng làm chân nến…” (tr.492).

Người Pháp xây dựng và điều hành bệnh viện
Người Pháp xây dựng và điều hành bệnh viện

Các bản đồ Sài Gòn năm 1863 và năm 1864 cho thấy rõ vị trí của bệnh viện lúc bấy giờ. Nghị định ngày 4.3.1864 nêu rõ kiến trúc tạm thời của Bệnh viện Hải quân Sài Gòn gồm “500 giường bệnh dựng bằng lán gỗ, trên những đồn lũy đất” (dẫn theo Louis Reymondon, De l’hôpital de la Marine de Saïgon (1864)… À Bênh Viên Nhi Dông 2 Grall de Hô Chi Minh Ville).

Bệnh viện tại Sài Gòn được điều hành bởi các bác sĩ và y tá hải quân Pháp. Nhằm chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho binh lính, công chức Pháp – Việt và kiều dân Pháp. Sâu xa là phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp ở Đông Dương.

Từ Bệnh viện quân sự thành Bệnh viện nhi

Ngày 3-11-1966, quân biệt động tổ chức pháo kích DKZ. Nhằm vào nhiều địa điểm trong thành phố Sài Gòn. Trong đó có bệnh viện Grall để phá hoại lễ quốc khánh của VNCH. Tổng cộng trong ngày có 8 người chết và 37 người bị thương nặng. Vào cuối Tháng Tư, 1975 trong đợt tấn công cuối cùng vào Sài Gòn, Bệnh viện Grall bị tràn ngập bệnh nhân trọng thương vì chiến trận; lên đến 222 người chỉ trong ba ngày cuối cùng.

Năm 1976 Bệnh viện Grall chuyển giao cho nhà chức trách Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và người Pháp rút đi. Năm 1978 Bệnh viện Grall đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2. Chấm dứt thời kỳ bệnh viện tổng quát và trở thành bệnh viện chuyên môn nhi khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *