Khai quật được di vật lâu đời còn sót lại ở chùa Trại Cấp – TX Đông Triều

Khai quật được di vật lâu đời còn sót lại ở chùa Trại Cấp - TX Đông Triều

Ngày nay khi cuộc sống của con người phát triển quá nhanh thì việc bảo tồn các văn hóa dân tộc là điều phải làm. Bảo tồn văn hóa không chỉ là việc lưu giữ những truyền thống. Mà đây còn là cách chúng ta nhớ ơn các thế hệ cha ông đi trước. Mới đây tại chùa Trại Cấp ở thị xã Đông Triều mới phát hiện và cho khai quật được rất nhiều di vật lâu đời còn sót lại. Đây có thể nói là một niềm vui cho nền văn hóa Việt Nam. Những di vật cổ này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sắc nét hơn về văn hóa Việt Nam thời xưa.

Hội khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di vật cổ

Di tích chùa Trại Cấp (hay còn gọi là chùa Trại Cắp) nằm tại đồi Đồng Chùa, thôn Linh Tràng; xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều. Di tích trên con đường hành hương vào di tích chùa Hồ Thiên. Chùa cách chùa Hồ Thiên khoảng 3,2km về phía Đông Nam. Năm 2016, qua điều tra, khảo sát đã phát hiện ra dấu tích chùa Trại Cấp.

Hội khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di vật cổ 
Hội khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di vật cổ

Vừa qua, Hội Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh đã tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích chùa Trại Cấp. Phát hiện nhiều di vật khảo cổ quý, mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử. Góp phần làm cơ sở cứ liệu khoa học chân xác. Ngoài ra còn phục vụ xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử. Từ đó đề nghị UNESCO công nhận di sản thế giới.

Từ ngày 25.7, tại thôn Linh Tràng thị xã Đông Triều, Hội Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích chùa Trại Cấp. Họ phát hiện nhiều di vật khảo cổ quý. Vì vậy mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử. Đợt khai quật di tích chùa Trại Cấp kết thúc vào ngày 15.10 với diện tích khai quật trên 400m2.

Các di vật cổ được xác định từ thời nhà Trần

Tại 4 hố khảo cổ, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết của các loại hình tảng kê chân cột. Chúng được trang trí họa tiết hoa sen, các mảnh vật liệu kiến trúc. Điển hình như gạch, ngói lót, ngói mũi sen; các mảnh gốm men, sành sứ của các thời Trần và Lê Trung Hưng. Một số dấu vết bó nền và một số tháp đá, gạch. Đặc biệt tại Hố 2 đã tìm thấy 1 chân đèn gốm hoa nâu. Đây loại gốm men đặc trưng thời Trần. Dựa trên các dấu vết vật chất, bước đầu có thể xác định, chùa Trại Cấp được xây dựng dưới thời Trần. Quy mô khá lớn. Không chỉ vậy di tích tiếp tục được trùng tu thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.

Các di vật cổ được xác định từ thời nhà Trần
Các di vật cổ được xác định từ thời nhà Trần

Đợt khai quật sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin lịch sử quan trọng

Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội, theo các loại hình di tích và di vật xuất lộ trong quá trình khai quật cũng như việc vị trí nằm ở trung tâm kết nối Ngọa Vân và Yên Tử. Rất có thể chùa Trại Cấp có mối quan hệ mật thiết với hệ thống chùa tháp phật giáo Trúc Lâm dưới thời Trần. Tuy nhiên mối quan hệ cụ thể vẫn cần điều tra và nghiên cứu làm rõ hơn. Đặc biệt là về tính chất và niên đại của di tích này.

Đợt khai quật di tích chùa Trại Cấp được tiến hành đến hết ngày 15/10/2021. với tổng diện tích khai quật trên 400m2. Các nhà khảo cổ cho biết, đợt khai quật được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm thông tin khoa học chân thực và khách quan. Mục đích là phục vụ nghiên cứu tổng thể di tích. Ngoài ra còn luận cứ khoa học để làm rõ tính chất, quy mô; niên đại và tìm hiểu vị trí. Không chỉ vậy còn xác định vai trò của chùa Trại Cấp trong hệ thống chùa tháp Trúc Lâm Yên Tử. Đồng thời bổ sung các cứ liệu khoa học chân xác. Phục vụ trong việc xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử đề nghị UNESCO công nhận di sản thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *