Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng chăm sóc người mang thai đôi

Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng chăm sóc người mang thai đôi

Mang thai đôi không chỉ là niềm vui vô hạn mà còn là sự lo lắng của các mẹ bầu. Những bữa ăn cần được quan tâm tuyệt đối, những cơn ốm nghén diễn ra nghiêm trọng hơn bình thường. Chăm sóc bà bầu sinh đôi khó hơn so với bà bầu chỉ sinh một con. Không chỉ thai phụ mà những người thân trong gia đình cũng cần hết sức lưu ý để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường. Vậy những lưu ý đối với bà bầu mang thai đôi là gì? Để giúp các bà mẹ mang thai đôi bình thường và khỏe mạnh, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Chăm sóc cho mẹ bầu có thai đôi

Mang thai đơn là khó, đã là cả một quá trình bạn phải phần đầu thay đổi vì con huống chi là khi mang thai đôi. Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai đôi cần kết hợp khoa học; với một chế độ nghỉ ngơi và luyện tập nghiêm ngặt để phòng tránh tiền sản giật.

Chăm sóc bà bầu mang thai đôi cần phải kiểm tra thai thường xuyên, tốt nhất là 1 tháng/lần. Việc theo dõi thai chặt chẽ, sát sao như vậy sẽ giúp bạn phát hiện được những biến chứng, dị tật cũng như quá trình phát triển của thai nhi nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Khi nhu cầu dinh dưỡng tăng lên gấp 3 lần thì chăm sóc bà bầu mang thai đôi; càng cần phải lên kế hoạch để đảm bảo dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ nhất có thể. Đặc biệt, các mẹ cần được bổ sung hàm lượng acid folic để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Chăm sóc cho mẹ bầu có thai đôi
Mẹ bầu hãy luôn giữ cho bản thân trong trạng thái thoải mái nhất

Trong quá trình mang bầu song thai, mẹ cần giữ cho bản thân luôn trong trạng thái thư giãn, tránh bị stress, mệt mỏi. Nếu tâm trạng của bà bầu không tốt dẫn tới một loạt hệ lụy như chán ăn, cơ thể rã rời,… hai thai nhi trong bụng vì thế mà nhạy cảm, dễ sinh bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng cho người mang thai đôi

Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai đôi vẫn còn là đề tài tranh luận giữa các nhà khoa học. Các chuyên gia sức khỏe ở Mỹ gợi ý, với người mẹ mang đơn thai, lượng kalo cần thêm mỗi ngày là 300 kalo. Do đó, với người mẹ song thai, lượng kalo cần tăng mỗi ngày là 600 kalo.

Trong khi đó các chuyên gia ở Anh lại cho rằng, người mẹ mang song thai không cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu thai phụ tăng kalo nhưng lại hoạt động ít thì nguy cơ thừa cân là rất lớn. Với những thai phụ ít vận động hoặc cần nghỉ ngơi nhiều thì việc tăng kalo cần đi kèm với chế độ tập luyện nghiêm ngặt.

Theo yêu cầu cân nặng của thai nhi khi chào đời, các chuyên gia khuyên người mẹ mang thai đôi nên tăng khoảng 15-20kg. Với phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai thì cần tăng nhiều hơn; còn với phụ nữ thừa cân thì số kg tăng thêm này có thể ít hơn.

Dinh dưỡng dành cho bà mẹ mang thai đôi nên bao gồm những loại thực phẩm giàu đạm, canxi, vitamin C, beta-caroten và các chất béo không no. Nhưng bạn cũng nên lưu ý về số lượng cần thiết cho bản thân và thai nhi. Vì thiếu hay thừa những chất này cũng đều gây ra hậu quả không tốt.

Thực phẩm cần cung cấp

Bạn nên ăn thịt gà, cá; vì đó là những sự lựa chọn hàng đầu trong việc cung cấp protein cho thai phụ. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn đậu hủ với nhiều kiểu chế biến khác nhau,

Một ly sữa chua hoặc một chiếc bánh có thành phần từ sữa sẽ là cách tuyệt vời để bạn cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm cần cung cấp
Người mang thai cần bổ sung những kiến thức cần thiết để chăm sóc bản thân và con tốt hơn

Bạn được quyền ăn số lượng lớn những loại rau và trái cây giàu Vitamin C. Các loại trái cây như bưởi, kiwi, xoài, dưa hấu đỏ hoặc ớt chuông được xem là những nguồn cung cấp Vitamin C dồi dào cho phụ nữ mang thai đôi.

Nước mơ, cà rốt sẽ mang đến cho bạn nguồn Beta Carotene cần thiết mỗi ngày.

Dinh dưỡng cho mẹ mang thai đôi trong suốt thai kỳ rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ quan trọng gấp hai lần các bà mẹ mang 1 thai duy nhất. Bởi những phụ nữ mang song thai kèm theo đó những rủi ro cao hơn; so với những trường hợp bình thường. Đặc biệt là rủi ro về cao huyết áp cũng như nguy cơ tiền sản giật.

Lưu ý cần biết

Nếu cơ thể tăng cân nhanh chóng, có thể đó là dấu hiệu của tiền sản giật. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có phương pháp can thiệp; nhằm ngăn chặn căn bệnh này. Và ngược lại, nếu không tăng cân; có thể do bạn ăn không đủ lượng và chất nhưng lại hoạt động quá nhiều. Dù ở trường hợp nào, bạn đều cần phải điều chỉnh khối lượng các hoạt động cũng như chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai đôi trở về mức thích hợp hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *