Folate còn có tên gọi là vitamin B9. Đây là là khoáng chất giúp tạo ra tế bào mới với chức năng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Folate đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu và cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh. Axit folic là phiên bản nhân tạo của vitamin B9 là chất rất cần thiết cho sự phát triển thích hợp của cơ thể con người. Khi trong chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu folate hoặc axit folic thì hậu quả có thể dẫn đến đó là thiếu hụt folate. Do đó gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu một số thực phẩm giàu folate qua bài viết dưới đây.
Folate là gì?
Vitamin B9 hay Folate, trước đây gọi là folacin. Đây là thuật ngữ chung cho cả folate thực phẩm tự nhiên và axit folic, dạng monoglutamate oxy hóa hoàn toàn của vitamin được sử dụng trong thực phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường. Đây là một vitamin nhóm B quan trọng cho sự phát triển và trao đổi chất của tế bào.
Vitamin B9 và axit folic có tác dụng tương tự. Vitamin B9 được tìm thấy tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Axit folic là phiên bản nhân tạo bổ sung và thêm vào thực phẩm.
Từ năm 1998, axit folic đã được thêm vào ngũ cốc, bột mì, bánh mì, mì ống, các mặt hàng bánh… Thực phẩm có nhiều folate tự nhiên bao gồm các loại rau lá (như rau bina, bông cải xanh và rau diếp), đậu bắp, măng tây, trái cây (như chuối, dưa, và chanh) đậu, men, nấm, thịt (như gan và thận bò), nước cam và nước ép cà chua.
Axit folic cũng được sử dụng trong nhiều tình trạng bệnh khác. Bao gồm: đau dây thần kinh trong bệnh tiểu đường, bệnh tim, mất trí nhớ và nhiều bệnh khác.
Axit folic thường được sử dụng kết hợp với các vitamin B khác. Lượng folate hàng ngày được khuyên dùng cho người lớn là 400 microgam (mcg). Phụ nữ trưởng thành đang có kế hoạch mang thai hoặc có thể mang thai nên được khuyên nên uống 400 đến 800 mcg axit folic mỗi ngày.
Một số loại thực phẩm chứa Folate
Các loại rau màu xanh đậm
Các loại rau lá màu xanh đậm như rau chân vịt, bông cải xanh rất giàu folate. Do đó, bổ sung những loại rau này trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng cường vitamin B9. Qua đó, giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Măng tây giúp ngăn ngừa thiếu máu
Măng tây là một trong những thực phẩm giàu vitamin B9. Thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa thiếu máu. Thêm vào đó, măng tây cũng rất giàu vitamin K, vitamin C, vitamin A và mangan. Đây là những chất giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Các loại trái cây có múi
Nhiều loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi có hàm lượng folate cao. Đặc biệt cam là loại trái cây giàu folate nhất trong họ quả này. Do đó, thường xuyên uống nước ép của trái cây có múi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh cảm lạnh thông thường.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen và đậu xanh chứa nhiều folate. Một bát nhỏ các loại đậu có thể cung cấp đủ nhu cầu folate hàng ngày cho cơ thể. Thêm vào đó, các loại đậu này cũng rất giàu protein và chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Quả bơ rất tốt cho hệ tiêu hóa
Quả bơ là một trong những thực phẩm giàu folate. Do đó thêm bơ vào khẩu phần ăn hàng ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, quả bơ còn nguồn cung cấp axit béo và chất xơ tuyệt vời, đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm táo bón. Có thể chế biến thành sinh tố bơ để làm tăng mùi vị khi thưởng thức.
Cà rốt rất tốt cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
Cà rốt là một trong những loại rau củ lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vì cà rốt rất giàu vitamin B9, rất tốt cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Có thể ăn sống, nấu chín hoặc ép thành nước ép cà rốt để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.