Đặc sản Tiền Giang: Đừng bỏ qua món mắm còng “thượng hạng” nhé!

Đặc sản Tiền Giang: Đừng bỏ qua món mắm còng "thượng hạng" nhé!

Mắm còng Tiền Giang – món đặc sản nhắc tới thôi là đã thấy thèm. Món mắm này đặc biệt không chỉ nhờ cái hương vị vừa có nét chung của ẩm thực miền Tây. Nó còn “khác” nhờ có những nét riêng mà chỉ Gò Công – nơi đây mới có. Nếu bạn hỏi đặc sản Tiền Giang là gì thì sẽ không thể thiếu câu trả lời nào đầy đủ và chính xác hơn, đó chính là “Mắm còng”. Ngay sau đây, hãy là chúng tôi “hử ngay” món đặc sản Gò Công – Tiền Giang nức tiếng này ngay bên dưới đây nhé!

Đôi nét về rẫy, còng

Rẫy là một vùng đất miền nước mặn. Còng là một loài cua nhưng nhỏ hơn cua. Rẫy là vùng đất nhiều nước mặn ở miền Tây Nam Bộ. Nơi đây có những con còng nhỏ bé sinh sống tạo nên loại mắm thượng hạng làm say mê người khách phương xa. Đặc sản Tiền Giang này được làm từ những con còng tươi ngon, lột vỏ rửa sạch để cho ráo nước rồi trộn chung với tỏi ớt cho vào hũ, đem phơi nắng cho thấm đều.

Đôi nét về rẫy, còng
Mắm còng thường được ăn kèm với với cà, dưa leo, đậu rồng, bần,…

Ở vùng đất rẫy có nhiều loại còng khác nhau: Còng đỏ, còng nha, còng quều, còng xanh. Loại còng gió sống nơi bãi biển. Loại còng ba khía thì sống theo miệt rừng chồi nước mặn. Trong số các loại còng, còng đỏ là loại có thể làm ra loại mắm thượng hạng, làm mê đắm lòng thực khách. Trong số các địa phương miền Tây, xứ Gò Công(Tiền Giang) có bí quyết làm món mắm còng thượng hảo hạng.

Đặc sản nhất định phải thử một lần khi đến Tiền Giang

Gò Công là một vùng đất nằm theo vùng biển và miệt sông Cửa Tiểu. Vì ở gần biển nên các vùng đất Gò Công là nơi sinh sống của nhiều loại còng. Tuy nhiên, người xứ này chỉ dùng còng đỏ để làm mắm. Trong khắp các rừng lá, bãi ô-rô, mái dầm… nào cũng có rất nhiều còng khoét bùn làm ổ. Khi nước ròng, chúng bò lên kiếm mồi.

Cứ đến mồng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) thì còng lột xác. Chúng bò lên khỏi hang, nằm trên mặt bùn, dưới gốc ô-rô hay mái dầm để từ từ lột xác. Cứ đến khoảng 1 – 2 giờ chiều thì chúng lột xong, hất vỏ ra ngoài, phơi tấm thân mềm mụp dưới ánh sáng và hấp thu không khí để đến chiều tối thì vỏ chúng cứng lại rồi bò trở xuống hang.

Có mấy cách để làm mắm còng?

Thấy còng nằm đỏ bãi sông, người ta chống xuồng theo bờ sông, bờ lạch, nhìn chỗ nào có còng là ghé lại. Thường có hai cách để làm mắm còng. Cách thứ nhất, còng lột được rửa sạch, đong 10 chén còng thêm 1 chén tỏi ớt. Cho vào cối quết cho dập, sau đó nhận vào hũ, trộn thêm rượu để cho hết mùi khai nồng. Đem phơi chừng 3 ngày cho được nắng, rồi lấy nước cốt còng đem phơi cho quánh lại thì dùng được. Lúc lấy ra ăn thì trộn còng với chanh, dứa, đường, tỏi, ớt.

Có mấy cách để làm mắm còng?
Mắm còng- món ăn khoái khẩu của người dân vùng hạ.

Cách thứ hai, còng lột được rửa sạch để cho ráo nước, nhúng nước sôi nếu muốn khử trùng, đong hai chén còng, một củ tỏi, mười trái ớt. Tất cả trộn chung rồi cho vào hũ, đem phơi nắng cho thấm đều. Muốn ăn, nêm chanh, dứa, đường, tỏi, ớt… Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng Gò Công. Muốn ăn mắm còng cho ngon phải trộn với thịt ba rọi hay thịt nướng và ăn với nhiều rau sống.

Ăn mắm còng với gì?

Mắm còng mà ăn với bún thì ngon tuyệt. Xưa, dưới thời nhà Nguyễn, mắm còng Gò Công được đưa ra Huế, vào cung đình, các quan, các bà mệnh phụ đều thích. Bà Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức, là người phổ biến mắm còng khắp xứ Huế. Năm nào người Gò Công cũng gửi ra Huế nhiều hũ mắm còng. Và đó là món ăn thượng hạng mà xứ Huế mỗi năm mới có một lần.

Lời kết

Trong số các địa phương miền Tây, xứ Gò Công(Tiền Giang) có bí quyết làm món mắm còng thượng hảo hạng. “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa…” – câu hát ấy đã trở thành câu thành ngữ về những đặc sản của miền Tây Nam Bộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *