Chè khúc bạch – món ăn giải nhiệt siêu ngon và cực dễ làm

Chè khúc bạch - món ăn giải nhiệt siêu ngon và cực dễ làm

Chè Khúc Bạch về cơ bản là một loại thạch đã được biến tấu nhiều về thành phần nên đa dạng hơn, ăn kèm với các loại hạt và trái cây như hạnh nhân, long nhãn, vải, kiwi … tên gọi “chè khúc bạch” bắt nguồn từ việc nó có hình dạng như một viên thạch được cắt thành từng miếng, có màu trắng với kem sữa và sữa tươi.

Trong những ngày hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến người ta cảm thấy mệt mỏi mà được nhâm nhi một ly chè khúc bạch thì còn gì dễ chịu hơn. Đây chắc chắn là món ăn, thức uống mang đến sự thanh mát, dễ chịu cho bạn và gia đình. Còn chần chừ gì nữa mà không cùng chúng tôi thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây để được món chè khúc bạch thơm ngon.

Nguyên liệu chuẩn bị làm chè khúc bạch

Để thực hiện được cách làm chè khúc bạch thơm ngon mà chuẩn như ngoài hàng thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ một số nguyên liệu như sau:

  • Sữa tươi không đường: 250ml
  • Kem tươi: 250ml
  • Đường trắng
  • Bột gelatin: 25g
  • Vani chiết xuất
  • Bột trà xanh
  • Hạnh nhân, vải (nhãn), bột sắn dây ướp hoa bưởi

Tiến hành thực hiện cách làm chè khúc bạch

Bước 1: Làm khúc bạch

Lầy 1,5 thìa cà phê bột trà xanh pha với 1 thìa nước sôi để nguội.

Lấy bát to xong lót màng bọc thực phầm xuống dưới để tiện lấy ra. Sau đó cho 3 thìa cà phê gelatin + 1 chút nước. Rồi ngâm khoảng 5 phút cho bột gelatin nở.

Lấy 250ml sữa tười + 250ml kem tươi + 40g đường cho vào nồi nhỏ rồi trộn đều lại với nhau. Sau đó cho nồi vừa trộn kem lên bếp bật lửa nhỏ rồi cho gelatin đã ngâm nở  + bột trà xanh vào khuấy đều cho tan đều là được.

Cho vani vào hỗn hợp kem vừa đun rồi đợi khoảng 15 phút cho nguội bớt mới bắt đầu đổ vào khuôn và cho vào tủ lạnh ngăn làm đá cho tới khi đông lại.

Làm khúc bạch
Làm khúc bạch

Bước 2: Làm nước đường sắn dây ăn với khúc bạch

Hạnh nhân bạn cho vào lò nướng rồi để chế độ 110 – 120 độ C. Và để chừng thời gian 5 phút cho hạnh nhân chín vàng, thơm. Hoặc nếu bạn không có lò nướng để thực hiện cách làm chè khúc bạch đơn giản nhất thì bạn có thể cho hạnh nhân vào chảo rang cho chín vàng.

Lấy bột sắn dây hòa tan với nước. Khuấy thật đều cho tan ra tránh để bị vón cục. Lưu ý chỉ nên hòa ít bột sắn dây để tạo mùi thơm và độ sánh cho món chè khúc bạch

Đun hỗn hợp nước + đường (tùy theo khẩu vị ăn ngọt của bạn mà cho) và dùng đũa khuấy tan. Sau đó đổ nước sắn dây vừa hòa tan vào đun chung. Đun lửa nhỏ vừa và đun cho tới khi hỗn hợp nước đường sắn dây trở thành màu trắng trong là được, rồi tắt bếp để nguội. Phần nước này phải để thật nguội để ăn với chè khúc bạch thì mới thưởng thức được vị thơm mát khi ăn.

Bước 3: Hoàn thành món chè khúc bạch

Trong khi đợi hỗn hợp nước dùng nguội và phần khúc bạch đông lại thì bạn có thể lấy vải (nhãn) tách bỏ vỏ và hạt. Chỉ giữ lại phần cùi để ăn với chè khúc bạch.

Khi phần khúc bạch trong tủ lạnh đã đông lại bạn dùng dao thái ra thành miếng vuông cho vừa miệng ăn. Sau đó xếp vào bát, đổ phần nước dùng hỗn hợp nước đường sắn dây vào + cùi vải vừa tách. Thế là đã hoàn thiện xong các bước hướng dẫn cách làm chè khúc bạch tại nhà rồi. Giờ thì mời cả nhà cùng thưởng thức thôi nào. Ngoài ra món chè này bạn có thể cho thêm các loại hoa quả cắt nhỏ vào ăn cùng như dâu tây, thanh long, xoài… Để tạo thêm hương vị và hấp dẫn món ăn hơn bạn nhé.

Thưởng thức món chè khúc bạch
Thưởng thức món chè khúc bạch

Một số lưu ý để chè ngon hơn

  • Thạch để ở ngăn mát càng lâu sẽ càng dai và chắc hơn. Dùng rây lọc hỗn hợp có tác dụng loại bỏ hết những cặn chưa tan hết. Thạch sẽ mịn nhìn đẹp mắt.
  • Các bạn thích vị dâu, socola có thể thay thế nguyên liệu để làm ra các loại thạch có màu sắc đẹp mắt và hương thơm dịu nhẹ.
  • Lá dứa có thể đun với nước đường để có mùi thơm hơn. Nhưng nước sẽ có màu xanh từ lá dứa.
  • Nên chọn gelatin chất lượng. Khi chế biến phải được ngâm trong nước mát hoặc sữa tươi trước cho nở rồi mới dùng nhiệt để làm tan chảy. Không cho gelatin vào nước nóng ngay từ đầu.
  • Bạn cần đun cách thủy phần hỗn hợp sữa với lửa nhỏ để hỗn hợp không quá nóng. Vì quá nóng, thạch sẽ rất khó đông.
  • Nấu cách thủy sẽ giữ được hương vị ngậy, béo của sữa tốt hơn so với nấu trực tiếp.
  • Đường phèn có vị thanh mát hơn đường cát trắng. Đây là bí quyết để nước đường của bạn có vị ngọt dịu, dễ ăn.
  • Chè sẽ đặc biệt giữ nguyên hương vị nếu không ăn cùng đá. Các bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng lạnh rất ngon.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *