Bún đậu mắm tôm là một trong những món ăn nằm trong top được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất. Tuy là món ăn ở Hà Nội nhưng khi đưa vào Sài Gòn, nó cũng được hưởng ứng rất tốt. Chắc chắn chỉ với những đũa đầu tiên, bạn sẽ không thể nào quên được cảm giác thú vị mà món ăn này mang lại. Tuy nhiên, có rất nhiều nơi bán bún đậu với hương vị khác nhau. Có nơi đậm vị Hà Nội, có nơi lại biến tấu để phù hợp với người Sài Gòn. Vậy nên ăn ở quán nào là ngon nhất. Nếu bạn là fan của món này thì không được bỏ qua bài viết này đâu nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá những quán ăn ngon nhất!
Bún đậu mắm tôm “xâm chiếm” Sài Gòn
Vài năm trước đây, cả Sài Gòn chỉ có duy nhất một quán bún đậu mắm tôm gần sân bay Tân Sơn Nhất. Thế nhưng đến nay, những người gốc Bắc di cư vào Sài Gòn. Món này đã khiến món ăn dân dã này phổ biến khắp Sài Gòn. Người Hà Nội mê mẩn món bún đậu mắm tôm bao nhiêu thì nay người dân Sài Gòn cũng như vậy. Các quán bún đậu mắm tôm ở đây lúc nào cũng tấp nập. Chỉ tính riêng khu vực quận 1, nơi trung tâm thành phố. Hay khu vực đường Hồng Hà, Tân Bình cũng có tới hơn chục quán lớn nhỏ. Phong cách bày biện đều có nét tương đồng và mang đậm nét không gian truyền thống Bắc Bộ.
Người miền Bắc nổi tiếng bởi sự tinh tế cầu kì, món bún đậu đơn giản nhưng cũng cần sự tinh tế. Đậu phụ phải là đậu mơ, thứ đậu trắng trong, tinh khiết, rán rất mau vàng. Thế nhưng vẫn đảm bảo phần ruột mềm và béo ngậy. Khó có thể mang từng khuôn đậu mơ từ Bắc vào Nam. Do đó những người thợ làm đậu Sài Gòn đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để học hỏi bí quyết làm đậu từ nơi khai sinh ra món bún đậu mắm tôm, rồi thêm thắt kinh nghiệm ẩm thực nơi miền nắng để tạo nên món đậu phụ vừa quen vừa lạ, tạo sự thích thú cho người dân yêu bún đậu ở Tp. HCM.
Mắm tôm chính là thứ quan trọng nhất
Khâu quan trọng không kém là mắm tôm. Do mắm tôm là món ăn đặc trưng miền Bắc nên các hàng bún đậu mắm tôm miền Nam đều đặt các nguyên liệu từ Bắc chuyển vào như Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nội. Mỗi quán có một bí quyết pha chế mắm riêng nhưng đều phải đảm bảo màu hồng của mắm. Khi vắt chanh đánh tan màu ánh tím. Pha mắm tôm phải thêm chút đường, chanh, ớt. Và đặc biệt không thể thiếu chút dầu rán đậu tạo hương vị riêng đặc biệt cho món nước chấm.
Bún đậu mắm tôm khi di cư vào Sài Gòn không phải không có những cách điệu. Người miền Nam có thể ăn kèm bún đậu với nhiều món rau như húng láng, ngò gai… Khẩu vị mắm tôm với người Sài Gòn cũng ngọt hơn người Hà Nội. Miếng chả cốm cũng cần xanh hơn và nhiều vị cốm hơn. Cũng giống như bánh tráng trộn di cư vào Hà Nội và được người dân yêu thích, món bún đậu mắm tôm di cư vào Sài Gòn cũng được người dân nơi đây nồng nhiệt chào đón.
Người Sài Gòn băn bún đậu mắm tôm bất kỳ khi nào
Nếu người Hà Nội kiêng ăn bún đậu mắm tôm vào mồng 1, thì người Sài Gòn thường không quá chú trọng ngày tháng. “Cứ thèm thì đi ăn!”, là phong cách thưởng thức bún đậu ở Sài Gòn. Nhiều thực khách Sài Gòn mới lần đầu thưởng thức bún đậu mắm tôm đã mê mẩn bởi hương vị lạ, bún và đậu hũ đều là món nguội dễ chế biến. Chị Tăng Thị Nhi (quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Thật ra mới nghe “PR” rầm rộ trên facebook tôi cũng không định đi ăn đâu vì sợ không thích nghi được với món… mắm tôm. Nhưng khi ăn thử một lần thấy cũng ngon, vì mình là người miền Nam cảm nhận món ăn cũng độc lạ. Tôi thường ăn vào tất cả thời điểm trong ngày, thích thì đi ăn chứ không quy định giờ giấc”.
Còn theo lời chia sẻ của chủ quán bún đậu mắm tôm trên đường Võ Thị Sáu (quận 3), chị cho biết hầu hết người thích món ăn này là dân công sở và giới trẻ. Dân công sở thường ăn trưa, nhất là khi có hàng bún đậu mắm tôm gần công ty là trưa nào cũng đông nghịt khách. Trong khi đó giới trẻ thường chọn ăn vào buổi tối, kể cả buổi sáng.