Bạn hãy thử một lần ghé thăm vùng đất Thanh Hóa để thưởng thức nền ẩm thực nơi đây. Và đặc biệt đừng quên món bánh răng dừa dân dã. Món ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận được hết cái tình của dân địa phường cũng như giá trị của từng hạt gạo. Đó được xem như là tấm lòng của người dân Thanh Hóa muốn dành tặng cho du khách. Vì thế, ai đã từng đến đây đều muốn quay lại mảnh đất này để thưởng thức nét đẹp văn hóa ẩm thực. Nếu có dịp đến đây đặc biệt đừng quên thưởng thức món ngon này nếu có dịp đến đây nhé!
Nguồn gốc của bánh răng bừa
Bánh răng bừa có nguồn gốc từ làng Trung Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Khi xưa, vua Lê Hoàn đích thân xuống đồng cày ruộng trong Lễ Hội đầu năm. Và bánh răng bừa chính là một trong những đặc sản tiến vua thời xưa được yêu thích nhất.
Người dân nơi đây đã chắt lọc, chọn lựa những hạt gạo ngon nhất để làm nên những chiếc bánh với hương vị riêng dâng lên vua. Bánh răng bừa có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá. Tuy nhiên, người Thanh Hóa lại gọi cái tên đặc biệt như thế. Bởi hình dạng chiếc bánh trông rất giống cái răng bừa – một công cụ lao động của người dân nơi đây.
Bánh răng bừa – Món ăn phải thử khi đến Thanh Hóa
Mỗi một vùng miền của đất nước ta, nền ẩm thực truyền thống vẫn luôn là điều bí ẩn và hấp dẫn. Điều này thu hút du khách tứ phương đến thưởng thức. Nhắc đến Sóc Trăng, bạn có thể nhớ đến món bánh Pía đậm đà ngọt vị. Nhắc đến Bình Định, ta nhớ đến món bánh ít thơm ngon. Và nhắc đến mảnh đất Thanh Hóa, chắc chắn rằng món bánh răng bừa dẻo thơm sẽ khiến bạn nao lòng.
Cùng với Bưởi Luận Văn, Bánh gai Tứ Trụ,….Bánh răng bừa Xuân Lập là một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng đất địa linh nhân kiệt Thọ Xuân, Thanh Hóa. Bánh răng bừa Xuân Lập có nguồn gốc từ làng Trung Lập (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân). Đây cũng là nơi liên quan đến nghi lễ “cày tịch điền” xưa kia.
Thuở ấy, dẹp xong giặc Tống, đất nước thái bình. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới, Vua Lê Đại Hành lại đích thân xuống đồng cày ruộng để mở đầu năm mới. Cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đồng thời động viên nhân dân tích cực lao động sản xuất. Để tỏ lòng biết ơn vua, người dân nơi đây đã dành những hạt gạo ngon nhất để làm nên một loại bánh với hương vị riêng dâng lên vua, lệ ấy được giữ cho mãi về sau. Sau này, trong các lễ giỗ Vua hàng năm, nhân dân Xuân Lập đều làm bánh ngon dâng cúng.
Nguyên liệu làm bánh
Gạo để làm bánh lá răng bừa Xuân Lập phải là gạo tẻ, dẻo và ngon nhất. Gạo tẻ phải ngâm trong nước lạnh khoảng 2 – 3 giờ rồi đem xay thành bột, thường là xay cùng với nước, bằng chiếc cối xay bột quay tay thủ công cho bột dẻo và nhỏ mịn hơn. Còn nếu xay bột khô bằng máy thì phải pha nước cho vừa đủ. Sau đó, bột làm bánh được đặt lên bếp nấu, dùng tay khuấy liên tục sao cho bột không bị vón cục, không quá chín.
Đến khi nồi bột gạo đặc sền sệt thì bắc ra ngoài để bắt đầu gói bánh. Lá để gói bánh răng bừa thường là lá dong tươi lấy từ trên miền núi về. Hoặc lá chuối tươi ngự cắt ở vườn nhà, rửa sạch đã được hơ qua lửa nhằm tăng độ dẻo cho lá và khỏi rách. Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ; mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối vừa đủ.
Lưu ý khi làm bánh để đi lễ
Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu. Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa bằng ngón tay trỏ; hoặc như những chiếc răng bừa xinh xắn được xếp ngay ngắn vào nồi. Sau đó đổ nước đun sôi rồi luộc chín (có thể được đem hấp hoặc luộc tới khi chín).
Khi mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu hòa với mùi bột gạo tỏa ra mùi thơm ngào ngạt. Đây cũng là lúc báo hiệu bánh chín. Nếu có dịp đến Thanh Hóa, bạn đừng quên thử một miếng bánh dân giả này để thấy được hết những tinh túy ẩm thực hòa quyện trong miệng, để thêm vấn vương về một vùng đất xinh đẹp hiền hòa này nhé!