Bánh căn có thật sự thần thánh như lời “giang hồ” đồn?

Băn căn tuy giản dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn

Bánh căn là món ăn cực kỳ nổi tiếng trong giới ẩm thực Việt Nam. Món ăn này có kiểu gồm nét đặc trưng riêng của Phan Rang và Đà Lạt. Tuy nhiên, đa số mọi người đều ưa chuộng món ăn này ở Đà Lạt hơn. Bởi loại bánh này thường được ăn khi mới ra lò còn nóng hổi. Khi ăn trong cái lạnh ở Đà Lạt thì còn gì bằng. Tuy nhiên, món ăn này có thật sự thần thánh như lời “giang hồ” đồn? Thực tế thì món bánh căn không có gì quá đặc sắc. Chỉ đơn giản là bột gao nướng kèm với trứng cút mà thôi. Cái ngon nằm ở phần nước chấm đấy. Để biết rõ hơn về món ăn đường phố này thì hãy đọc ngay phần nội dung bên dưới đây.

Bánh căn Đà Lạt là nổi tiếng nhất

Bánh căn ăn trong cái lạnh của Đà Lạt thì còn gì bằng
Bánh căn ăn trong cái lạnh của Đà Lạt thì còn gì bằng

Đà Lạt – Lâm Đồng là vùng đất hội tụ nhiều cư dân sinh sống. Chính vì thế mà ẩm thực Đà Lạt có sự pha trộn độc đáo giữa ẩm thực của các vùng miền trong cả nước. Từ đó, những món ăn của người dân Đà Lạt cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Với không khí se lạnh của Đà Lạt mùa này, du khách tìm đến một số món ăn nóng. Có chút vị cay cay thì thật là thú vị. Chúng mình xin giới thiệu đến quý bạn đọc món ăn dân dã. Thế nhưng không kiếm phần hấp dẫn đó chính là món bánh căn Đà Lạt.

Qua một thời gian được đưa vào Đà Lạt, bánh căn đã được nhanh chóng thay đổi để hợp với khẩu vị của người dân nơi này và du khách; và dần dần bánh căn trở nên quen thuộc của nhiều du khách và người dân xứ sở sương mù. Dọc theo các con phố nhỏ, bạn sẽ bắt gặp nhiều quán bánh căn nóng hổi, quán không cần rộng rãi. Chỉ cần vài cái bàn xung quanh vài chiếc ghế nhỏ. Vậy là có thể mời gọi khách thưởng thức.

Bánh căn tuy bình dân nhưng cực hút khách

Nguyên liệu làm bánh căn chủ yếu là từ những hạt gạo bình thường. Cũng như nhiều loại bánh có nguyên liệu từ gạo. Nhưng, để có được những chiếc bánh căn thơm giòn, người bán phải chú tâm vào khâu pha chế. Bột gạo làm bánh căn được pha chế theo một công thức đặc biệt. Gạo được ngâm nước, sau đó xay mịn cùng với một ít cơm khô, bột được đổ trên khuôn đất hình tròn. Và nướng trực tiếp trên lò than hồng. Tùy theo khẩu vị mà thực khách có thể chọn nhân bánh cho mình. Có thể là trứng gà, trứng vịt, trứng cút được đổ trên mặt bánh, khi bánh chín sẽ được bày thành từng cặp trên đĩa để dùng cùng với nước chấm.

Nước chấm là phần đặc biệt nhất

Nước chấm xíu mại là phần ngon nhất
Nước chấm xíu mại là phần ngon nhất

Để cho mon ăn được ngon miệng hơn, một thành phần không thể thiếu đó là nước chấm. Nước chấm của món bánh căn Đà Lạt được pha chế rất khéo theo phong cách của người Đà Lạt, gồm nước mắm pha với chút mỡ hành và chút ớt hoặc sa tế, hoặc nước mắm nêm pha cùng nước mỡ hành và xíu mại.

Thế nhưng, cho dù là loại mắm nào cũng đều được pha chế mang phần hấp dẫn và đậm đà, có hương vị rất đặc trưng. Với không khí se lạnh của Đà Lạt, ngồi quây quần bên bếp lửa hồng thưởng thức từng chiếc bánh nóng hổi là một cái thú rất gần gũi và bình dị của người dân nơi đây. Nếu ai đã đến Đà Lạt, thử qua món bánh căn Đà Lạt, sẽ cảm nhận được hương vị rất nhẹ nhàng thanh đạm và thơm ngon lạ lùng, bởi nó ẩn chứa nét tinh túy rất riêng của Đà Lạt không nơi nào có được.

Bánh căn Phan Thiết, Phan Rang không hề kém cạnh

Bánh canh hải sản không hề kém cạnh bánh canh trứng cút
Bánh canh hải sản không hề kém cạnh bánh canh trứng cút

Cùng với Đà Lạt, Phan Thiết và Phan Rang cũng là 2 địa điểm chế biến bánh căn nổi tiếng. Nhiều người nói rằng: nếu đã đến đây rồi thì không nên bỏ qua món đặc sản thơm ngon này. Thật vậy khi khắp các nẻo đường của Phan Thiết, Phan Răng, nơi nào cũng tràn ngập mùi hương độc đáo của bánh căn. Tại Phan Thiết, người ta chỉ đổ bánh đơn thuần với bột. Sau khi nạy bánh ra khỏi khuôn xong, người bán liền phủ lên một lớp hành lá xanh um rồi úp thêm một chiếc bánh vào.

Không chỉ đơn thuần có vậy, một phần bánh căn hoàn hảo còn gồm có những thức ăn kèm khác như: xíu mại, trứng gà, trứng vịt, trứng cút luộc, da heo luộc cắt miếng và dĩa cá kho với nước sốt đậm đà. Tất nhiên không thể thiếu sự góp mặt của rau sống và xoài chua thái sợi để giúp cân bằng hương vị cho món ăn. Ở Phan Rang, bánh căng được chế biến cầu kỳ hơn so với Phan Thiết. Sau khi đổ bột vào khuôn xong, người ta còn thêm một lớp trứng mỏng, rồi lại thêm mực và tôm lên trên.

Đặc biệt, ở đây còn có 3 loại nước chấm kèm rất ngon. Đó là mắm nêm, mắm chua ngọt và mắm đậu phộng giã nhuyễn. Du khách có thể tự do lựa chọn loại nước chấm mà mình thích để thưởng thức cùng với hương vị béo ngọt từ bánh căn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *