Theo News Week, luộc tôm hùm sống là cách chế biến được nhiều nhà hàng áp dụng. Nhưng đây lại là hành vi gây tranh cãi trong những năm gần đây. Và ngày càng có nhiều quốc gia đã cấm các đầu bếp thực hiện phương thức luộc này. Một số quốc gia đã cấm phương pháp chế biến này và Vương quốc Anh có thể là đất nước tiếp theo. Lý do khiến quốc gia này chuẩn bị cấm luộc tôm hùm sống là vấn đề nhân đạo. Theo nguồn tin từ Newsweek, chính phủ Anh hiện đang cân nhắc dự luật Phúc lợi Động vật nhằm “xoá sổ” cách chế biến này.
Vấn đề nhân đạo là lý do khiến Vương quốc Anh chuẩn bị cấm luộc tôm hùm sống
Anh chuẩn bị thông qua một dự luật mới mang tên “Dự luật Phúc lợi Động vật”. Điều này xuất phát từ việc các nhà nghiên cứu nhận thấy tôm hùm và nhiều loài giáp xác khác (như cua) cũng là sinh vật có tri giác. Chúng trải qua cảm giác đau đớn khi bị luộc sống.
Stephaine Yu, một nhà nghiên cứu, nhận xét: “Có những bằng chứng cho thấy động vật giáp xác là loài có tri giác. Tuy nhiên, luật giết mổ nhân đạo trên thế giới hầu hết không áp dụng với động vật giáp xác”. Yu cho biết.
Cụ thể, khi luộc tôm hùm sống, loài này sẽ có cảm giác đau đớn dữ dội đến khoảng 2 phút rồi mới chết. Theo Yu, đây là một điều tàn nhẫn không cần thiết với những con tôm hùm. Tờ Evening Standard đưa tin dự luật vẫn đang được bàn bạc trước khi ban hành. Khả năng cao, luật chính thức có thể mở rộng đối tượng ra các loài khác như bạch tuộc, cua, mực.
Luật yêu cầu các đầu bếp phải gây choáng hoặc làm lạnh những con vật này trước khi luộc chúng. Ngoài ra, việc bọc những con vật này khi chúng còn sống cũng bị tính là phạm pháp.
Tôm hùm bị “sốc tâm lý” vì bị luộc sống
Trước đây, các đầu bếp thường luộc sống tôm hùm để món ăn đạt độ tươi ngon nhất có thể. Mặt khác, việc luộc sống cũng giúp giết chết loại vi khuẩn Vibrio nguy hiểm trên thịt tôm hùm. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện trên thịt tôm hùm chỉ vài giờ sau khi chúng chết.
Luật mới này nhận được nhiều sự ủng hộ từ Hiệp hội Hoàng gia. Về ngăn chặn sự tàn ác đối với động vật (RSPCA) và Hiệp hội Thú y Anh (BVA). Ngoài ra, Tổ chức Phúc lợi Động vật Bảo thủ (CAWF) được bà Carrie Johnson hỗ trợ, cũng rất tán thành dự luật này. Trên thực tế, luật tương tự đã từng được các quốc gia như New Zealand, Na Uy và Thuỵ Sĩ thông qua áp dụng.
Viện Quý tộc (Thượng viện Anh) đang cân nhắc mở rộng dự luật. Do đó, danh sách động vật được bảo vệ ngoài tôm hùm sẽ còn có cua, bạch tuộc, mực. Và một số động vật không xương sống có tri giác khác. Tờ The Evening Standard cho biết.
Mặc dù vậy, khoa học về cảm giác đau của các loài động vật như tôm hùm vẫn còn là một vấn đề mơ hồ gây tranh cãi. Một số nhà khoa học cho rằng ngay cả sự vật lộn của tôm hùm trong nước sôi. Cũng chỉ là phản xạ cơ bản của chúng chứ không phải cảm giác đau khổ. Đó là bởi tôm hùm không sở hữu một hệ thống thần kinh phức tạp. Chúng không có vỏ não để cảm nhận bất kỳ cảm giác đau thực sự nào.