Ăn trứng ngỗng khi mang thai được chị em truyền tai nhau rất nhiều. Tuy nhiên, trứng ngỗng có thực sự mang lại lợi ích cho bà bầu như nhiều người vẫn nghĩ hay có tác dụng phụ gì không? Trứng ngỗng nhìn chung rất giàu protein, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không thần kỳ và có lợi như dân gian hay truyền tụng. Ăn trứng ngỗng rất tốt, nếu mẹ ăn vừa đủ, đúng cách sẽ mang lại nhiều năng lượng. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về lợi ích của việc sử dụng trứng ngỗng. Phụ nữ mang thai không nên quá lạm dụng trứng ngỗng.
Ăn trứng ngỗng đúng cách
Khi mang thai, hầu hết các mẹ và gia đình đều ra sức bồi bổ; để hi vọng thai nhi được khoẻ mạnh và em bé sẽ được tài giỏi sau này. Nhưng nếu bồi bổ một cách vô tội vạ và thiếu khoa học; không những không tốt cho mẹ mà còn có thể phản tác dụng đấy nhé!
Trứng ngỗng lành tính. Do đó, bà bầu ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ mà không cần phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của bé nhé
Trong thai kỳ của mình, mẹ nên “ăn chín, uống sôi”. Có nghĩa là nếu mẹ có sở thích ăn trứng hồng đào thì mẹ nên dừng ngay lại. Vì những vi khuẩn chưa chết hẳn có thể “hồi sinh” và xâm nhập vào cơ thể; gây nguy hại cho thai nhi. Vậy cách ăn trứng ngỗng khi mang thai thế nào là chuẩn cũng quan trọng không kém chuyện bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không.
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, với cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu này lại thiếu vệ sinh. Bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn; có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguội để ngâm trứng chín thay vì nước lã.
Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng
Trong 3 tháng đầu rất nhiều mẹ bầu liên tục bổ sung cá và thịt bò. Đến tháng thứ 4, tuần nào cũng ăn 2 quả trứng ngỗng. Thực đơn đó được duy trì đến tuần thai thứ 20 thì chân của mẹ bắt đầu có dấu hiệu phù nề. Đó là trường hợp được bắt gặp ở rất nhiều mẹ.
Đây là một trong những trường hợp bồi dưỡng quá mức trong giai đoạn thai kỳ. Có một thực tế mà ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh. Vì thế đã tạo ra một sức ép nhất định cho phụ nữ có thai khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là trứng ngỗng.
Trong khi đó, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13,0 gam protein; 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP…
So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%). Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai.
Tránh lạm dụng trứng ngỗng
BS Tiến cho rằng, nhiều người phụ nữ quan niệm rằng khi có thai ăn nhiều trứng ngỗng thì thai phát triển khỏe mạnh, thông minh vì nghĩ nó to như… ngỗng. Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Bởi mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau – không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng, vì vậy cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau.
“Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng; vì giá thành đắt, khó ăn, khó tiêu. Tuy nhiên nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hằng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ” – BS Tiến nói.
BS Tiến cũng nhấn mạnh, hiện chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/ acid folíc trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không.
Theo dõi chúng tôi để cập nhật thực đơn cho mẹ bầu an toàn nhé!