Cần Thơ là một tỉnh sông nước miền Tây luôn gắn liền với vẻ đẹp bình dị, chân phương. Đến với Cần Thơ là đến với bến Ninh Kiều, với vườn cò trắng Bằng Lăng, với chùa Nam Nhã, nhà cổ Bình Thủy,… và rất nhiều những địa danh lịch sử khác. Thế nhưng có lẽ sẽ là vô cùng thiếu sót nếu như chuyến đi ấy chúng ta lại không ghé thăm chợ nổi Cái Răng vừa nhộn nhịp, vừa đông vui. Tới Cái Răng, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được cuộc sống giản dị nhưng đầy nồng ấm của vùng sông nước miền Tây này. Không những thế, tới đây chúng ta còn được trải nghiệm cảm giác vừa lênh đênh trên thuyền vừa thưởng thức những món ăn đủ hương sắc đầy thú vị.
Đi tìm nguồn gốc tên gọi Cái Răng
Đến nay, chưa một tài liệu nào có thể xác định được chợ nổi Cái Răng được hình thành vào thời gian nào. Chỉ biết rằng, chợ ra đời là do nhu cầu thiết yếu của con người khi cuộc sống hàng ngày đều gắn liền với địa hình sông nước. Do vậy mà trong bức tranh tổng thể văn hóa miền Tây, dấu ấn về nét văn hóa chợ nổi rất đậm và rất nổi bật.
Để giải giải thích cho cái tên này theo lối dân gian, nhiều người dân tại Cần Thơ trước nay vẫn kể nhau một truyền thuyết. Theo đó, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang, lập ấp. Truyền thuyết nói về con cá sấu với thân hình rất lớn dạt vào đây. Khi đó răng của nó đã vô tình cắm vào miệng đất này. Từ đó, khi chợ nổi hình thành lên, người ta đã dùng tên Cái Răng để đặt cho chợ này.
Chợ nổi – nét văn hoá đặc sắc của người miền Tây
Chợ nổi miền Tây là nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó đã tồn tại lâu đời và gắn bó mật thiết với đời sống của người dân nơi đây. Chợ nổi là nơi tập trung hàng trăm chiếc thuyền neo đậu trên sông. Những chiếc thuyền này bán những mặt hàng nông sản, vật dụng sinh hoạt hằng ngày.
Đối với nhiều du khách du lịch miền Tây; thăm quan chợ nổi là một phần không thể thiếu trong chuyến đi. Tới đây, du khách có thể cảm nhận được không gian sông nước miền quê rất đỗi bình yên. Nơi mà họ có thể tránh xa được sự tấp nập xe cộ của thành thị.
Phong cách mua bán truyền thống trên chợ nổi miền Tây Nam Bộ rất hoà nhã, chân tình, mến khách. Nó khác xa với lề lói bán buôn ở các chợ thị tứ. Phong cách này thể hiện nét văn hoá chợ của người miền quê rất đặc biệt. Họ lấy cái tâm thành và đạo lý làm gốc. Nhờ đó, họ luôn gieo vào lòng mọi người tình cảm mến thương chân tình.
Cuộc sống bình dị của người Cần Thơ trên chợ nổi Cái Răng
Chợ Cái Răng họp từ rất sớm
Cần Thơ được biết đến với những con sông chằng chịt; những phiên chợ nổi đặc sắc cùng những vườn cây ăn trái xum xuê của người miền Tây. Nơi đây có đất đai tươi tốt cùng phù sa màu mỡ. Đó là thứ phân bón tự nhiên sạch sẽ và đầy dưỡng chất. Nhờ đó, nó đã tạo nên những vườn cây ăn trái bạt ngàn và những thùng trái chín tươi ngon.
Thời gian và địa điểm họp chợ :
- Địa chỉ: cách bến Ninh Kiều 4km. Du khách đi khoảng 30 phút bằng tàu thủy để đến bến Ninh Kiều.
- Giờ họp chợ: 5h đến 6h thì chợ bắt đầu đông đúc. Còn với du khách muốn đến thăm quan chợ nổi phải đến từ rất sớm.
Chợ nổi Cái Răng – nơi để tận hưởng những hương vị và cảm xúc
Điểm đặc biệt ở khu chợ nổi Cái Răng chính là chuyên buôn bán các loại trái cây và đặc sản của vùng sông nước miền Tây. Trái cây ở đây nhiều và ngon một cách tự nhiên. Đến nỗi, khi đi trên ghe trên thuyền quả có khi tự rụng xuống cho ta thưởng thức. Hoặc, ta có thể với tay hái lấy những trái xoài, trái roi chín mà ăn không cần lo lắng.
Tuy nhiên để khách ở xa có thể nhận biết được ghe thuyền mình đang bán những sản vật gì, thì người dân treo sản vật đó lên mũi thuyền được gọi là cây beo. Đây chính là điểm đặc biệt và thu hút sự chú ý của du khách của khu chợ nổi Cái Răng thú vị này.
Đến vùng chợ nổi, vừa ngắm nhìn con người nơi đây chân chất hồn hậu, vừa lắng nghe tiếng hò mộc mạc, ta mới thấy chất miền Tây toát ra trong từng cử chi từng lời hát…
Biết bao khách du lịch đến đây đã say mê với nét văn hóa của vùng sông nước này. Tiếng nói nhỏ nhẹ ấm áp dễ nghe của những thiếu nữ xinh đẹp, yêu kiều hớp hồn du khách thập phương. Bởi vậy mà ai đến đây đều mong muốn một lần được tham quan và trải nghiệm nét văn hóa của chợ nổi Cái Răng. Có đến nơi đây, ngắm nhìn và lắng nghe tiếng cười vô tư người miền Tây mà ta cảm thấy trong nó sự vui tươi và tràn trề niềm tin yêu vào cuộc sống.