Để các thiên thần nhỏ lớn lên khỏe mạnh khi mang thai, các mẹ luôn phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt trong tháng đầu tiên, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, không phải thực phẩm nào cũng nên ăn. Vậy làm thế nào để các mẹ đang mang thai nắm vững chế độ dinh dưỡng chuẩn cho thai kỳ? Nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực sự hữu ích và thú vị ở giai đoạn tháng thứ nhất của thai kỳ!
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất
Khi chuẩn bị mang thai hay đã mang thai tháng thứ nhất, ắt hẳn rất nhiều bà bầu luôn bị vây trong những suy nghĩ: ăn gì, ăn như thế nào, tự chăm sóc mình ra sao,… Và dinh dưỡng khi mang thai tháng đầu cũng rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi sau này.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1 luôn là điều được các bà mẹ vô cùng quan tâm. Bởi đây là một trong những giai đoạn mà không ít các mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng ốm nghén.
Cơ thể sẽ bỗng dưng trở nên mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cách nhịn ăn để né tránh những cơn ốm nghén này thì đây là một lựa chọn sai lầm của các mẹ.
Thông thường khi mang thai, các bà mẹ luôn cần duy trì đúng mức năng lượng cần thiết; nên chia thành những bữa ăn nhỏ.
Đặc biệt cũng trong tháng đầu tiên của thai kỳ này, các mẹ luôn phải cân nhắc; cẩn thận lựa chọn những thực phẩm an toàn cho thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học; sẽ giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hầu hết phụ nữ mang thai tháng đầu tiên đều cần ăn đủ 3 bữa chính; thêm vào đó là 3 bữa phụ mỗi ngày.
Những việc cần tránh
Đây là thời điểm thường ít được chú ý; do các bà mẹ không tiên lượng trước được thời điểm mình được thụ thai. Đa phần các sản phụ không phát hiện ra mình có thai ngay trong tháng đầu (4 tuần lễ đầu tiên của thai kỳ) vì thời gian này gần như chưa có biểu hiện rõ rệt của ảnh hưởng từ sự hiện diện của thai nhi lên cơ thể mẹ. Chỉ một số ít sản phụ đã cảm nhận được điều này.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có khoảng 20% phụ nữ bị sẩy thai trong tháng đầu mang thai. Những dấu hiệu sẩy thai thể hiện ở sự chấm dứt những cảm giác tồn tại khi mang thai; sự mất máu liên tục trong cơ thể, sự xuất huyết.
Để hạn chế nguy cơ sẩy thai trong thời gian này, bạn nên hạn chế vận động mạnh, tránh lên xuống cầu thang quá nhiều, tránh những môn thể thao quá sức hay thể thao có tính va chạm như trượt tuyết, võ thuật, cưỡi ngựa, … Bạn cũng nên tránh những chuyến hành trình dài bằng ô tô.
Nếu nghiện rượu hoặc thuốc lá và vẫn chưa bỏ được thì đây chính là lúc thích hợp để bỏ. Tránh những thức uống có cồn nặng, cho phép bản thân nhâm nhi một ly rượu vang hay champagne nhỏ. Nên giảm lượng tiêu thụ cà phê và trà. Tránh những thức uống có tính lọc máu.
Tránh dùng pho mát, thịt tái, thịt sống, rau sống và những loại quả có tính nóng như vải, nhãn; tránh các loại cá biển như cá ngừ, cá thu ngừ, cá kiếm…
Cung cấp đầy đủ các chất
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng đầu cần cân đối và đa dạng. Giúp bạn cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của phôi thai và cho chính nhu cầu của bạn.
Cần dùng nhiều hơn các loại thịt đỏ (như thịt bò), rau có màu xanh đậm, thịt động vật, những sản phẩm chín được làm từ sữa bò. Nên ăn nhiều hơn các loại đậu, uống sữa đậu nành… Để cung cấp đủ lượng Folate, vitamin và khoáng chất cho cơ thể; bạn có thể dùng sữa dành cho bà bầu ngay từ bây giờ.
Hãy hiểu, tháng đầu tiên rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi cũng như của trẻ sau này. Vì vậy, để đảm bảo đủ và đúng dinh dưỡng khi mang thai tháng đầu là hãy chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng an toàn từ khi bạn chuẩn bị có thai.