Đối với phụ nữ mang thai, xem xét chế độ ăn uống là điều rất cần thiết. Trong đó, chanh (nước chanh) có mang lại lợi ích cho mẹ bầu không? Chanh không chỉ được coi là thần dược làm đẹp mà còn có tác dụng bổ sung dưỡng chất cần thiết khi mang thai, giúp giảm ốm nghén, tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Nước chanh là một trong những lựa chọn an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cần biết cách sử dụng loại quả này đúng cách và phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa cho mẹ và bé.
Tác dụng của chanh (nước chanh) đem lại
Với phụ nữ mang thai, chanh có nhiều tác dụng như sau:
Chanh kích thích tiết nước bọt, nhờ thế mà có tác dụng làm sạch miệng. Điều này giúp giảm cảm giác ghê cổ, buồn nôn cho người mẹ. Chanh giúp loại bỏ đờm trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa tắc nghẽn đường tiêu hóa. Bởi vậy, nó giúp tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thai kỳ. Hàm lượng axit citric của chanh có tác dụng tiêu diệt giun trong ruột. Tác dụng chống vi khuẩn của chanh giúp phòng tránh sốt và nhiễm trùng cho thai phụ.
Chanh còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, thiamin, niacin, canxi, folate, phốtpho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin và không chứa chất béo. Những chất này tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai.
Nước chanh còn có tác dụng phòng cảm lạnh cho bà bầu. Vitamin C trong thai kỳ có tác dụng giúp cơ thể mẹ hấp thu sắt hiệu quả, ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu lại không quan tâm tới dưỡng chất này, dẫn tới tình trạng thiếu hụt vitamin C. Chanh, cam và những trái cây có múi là nguồn bổ sung vitamin C lý tưởng cho cơ thể mẹ bầu. Khi mẹ uống nước chanh thường xuyên, mẹ sẽ không phải uống thuốc bổ nữa; vì cơ thể đã được cung cấp đủ lượng vitamin C rồi.
Một số tác hại cần biết
- Trong nửa cuối của thai kỳ, chứng ợ nóng sẽ xuất hiện nhiều hơn và ợ nóng có thể trầm trọng hơn do tiêu thụ chanh.
- Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe răng miệng trở nên nhạy cảm hơn. Hàm lượng axit citric từ quả chanh có thể làm tổn hại men răng, dẫn tới các vấn đề về răng cho thai phụ.
- Chanh không chứa protein nên không hỗ trợ tối đa sự phát triển của thai nhi.
- Hàm lượng axit nitric có thể làm một số người mẹ bị đau họng.
Mách bạn bí quyết
Nước chanh có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất có công dụng lọc và thải ra sản phẩm của quy trình hòa tan khối lượng mỡ thừa trong cơ thể. Nước chanh không những có tác dụng giải khát; mà còn để giảm cân thông qua ức chế việc tiết dịch vị, dẫn tới giảm cảm giác thèm ăn.
Lưu ý: Để có được một ly nước chanh thơm ngon, bổ dưỡng, mẹ cần chọn quả chanh còn tươi, xanh. Khi pha mẹ nên dùng nước ấm dưới 60 độ C. Sau đó cho thêm một chút đường hoặc mật ong để nước chanh có vị ngọt. Mẹ có thể cho thêm một ít vỏ chanh; vì chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn phần nước đấy. Những mẹ bầu bị đau dạ dày cần thận trọng khi uống nước chanh. Tuyệt đối không uống khi đang đói; các axit trong nước chanh sẽ khiến bệnh tình của mẹ trở nặng hơn.