Được coi là giai đoạn ăn uống thoải mái của mẹ bầu, lúc này thai nhi lớn nhanh, mẹ bầu không còn ốm nghén nên khả năng hấp thụ thức ăn cũng cao hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Vì ở giai đoạn này, cơ thể bé bắt đầu hấp thụ rất nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ. Vì vậy, khẩu phần ăn thông thường nên tăng lên gấp 2 đến 3 lần. So với 3 tháng đầu, chế độ ăn uống của bà bầu 3 tháng giữa đặc biệt cần bổ sung các dưỡng chất quan trọng và tăng lượng thức ăn “nạp” vào cơ thể mỗi ngày. Dù ăn uống thoải mái hơn 3 tháng trước nhưng mẹ bầu không thể lơ là.
Lưu ý trong 3 tháng giữa
Ẩm thực cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ là rất quan trọng vì vào 3 tháng giữa thai kỳ những mệt mỏi và vất vả trong ăn uống sẽ qua đi bởi bạn sẽ không (hoặc ít) chịu tác động của ốm nghén.
“Không nên kiêng bất cứ gì” là lời khuyên của mọi bác sĩ dành cho các mẹ bầu. Cần ăn uống đủ chất làm duy trì sự phát triển ổn định cho thai nhi.
Mang thai 3 tháng giữa, trung bình mỗi tháng mẹ có thể tăng thêm từ 2-2,5 kg. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không cần tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này. Bởi 3 tháng cuối mới là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội cần được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng. Kiểm soát cân nặng không khó, chúng tôi mách mẹ vài bí quyết nhỏ nhé!
- Bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất.
- Bữa trưa, bữa tối và các bữa phụ trong ngày ưu tiên trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn cũng như các món tráng miệng nhiều đường.
- Chọn đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như: phô mai ít béo, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt cho các bữa ăn phụ.
Trong giai đoạn này, các mẹ cần ưu tiên thuốc bổ sung canxi bởi bé đang trong quá trình phát triển hệ xương. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì thai nhi sẽ lấy canxi của mẹ. Từ đó mẹ dễ bị các chứng loãng xương, rụng răng…
Nhóm thực phẩm có lợi
“Mục tiêu” đặt ra cho bạn trong giai đoạn này là phải tăng từ 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:
- Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn:
- Tăng khẩu phần ăn so với giai đoạn đầu và giữ tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường là 14:31:55.
- Cung cấp một lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi
- Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
- Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
- Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
- Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
- Thỉnh thoảng có thể ăn đồ ngọt (bánh kẹo, mứt…)
- Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.
Những thứ cần hạn chế
Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng.
Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay.
Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường; tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng.
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch.