Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ việc bổ sung rau củ quả cho trẻ là một trong những nội dung nuôi dạy con cái mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Ngoài việc cung cấp thức ăn protein, đường và lipid, trẻ nhỏ cần cung cấp đầy đủ chất xơ. Vì vậy, việc lựa chọn các loại rau và trái cây phù hợp đóng vai trò quan trọng. Việc lựa chọn rau củ và hoa quả giúp cho trẻ nhỏ được cung cấp đầy đủ chất tốt cho hệ tiêu hoá. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cách chọn rau củ quả cho bé giúp bé khỏe mạnh hơn.
Rau củ và trái cây cho trẻ có vai trò quan trọng như thế nào?
Trong 4 đến 6 tháng đầu tiên, bé sẽ bú sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, kể từ tháng thứ 6 trở đi, bé sẽ bắt đầu được ăn dặm. Vì vậy, mẹ bỉm sữa rất cần có kiến thức về cách chế biến thức ăn sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của bé.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, tốt nhất là các mẹ nên cho bé ăn dặm theo ô vuông thức ăn. Với ô trung tâm là sữa mẹ hoặc sữa công thức. 4 ô xung quanh là 4 nhóm chất cơ bản: protein, glucid, lipid và chất xơ.
Chính vì nằm trong ô vuông thức ăn nên rau củ và trái cây cho trẻ chiếm vai trò không kém phần quan trọng. Nhóm thực phẩm này có tác dụng:
- Cung cấp chất xơ, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của trẻ.
- Phòng chống táo bón.
- Cung cấp vitamin cùng các acid amin thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Cung cấp các chất khoáng cần thiết như: Natri, Kali, Magie, sắt, kẽm, đồng, selen,…
Hướng dẫn cách chọn mua rau quả
Mùa nào thức nấy
Đây là một nguyên tắc đơn giản mà các bà nội trợ nên ghi nhớ. Việc chọn rau trái theo đúng mùa không những giúp hạn chế lượng thuốc trừ sâu; thuốc kích thích mà còn dễ “săn” được rau ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao. Đồng thời, giá cũng mềm hơn so với những rau quả trái mùa. Các mẹ cũng nên lưu ý khoảng thời gian chính giữa mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6). Thuốc trừ sâu và hóa chất bảo quản được sử dụng “điên cuồng” hơn bao giờ hết. Nhằm đối phó với mùa phát triển của sâu bệnh cũng như với thời tiết khô nóng.
Lượng mưa ít còn khiến cho hóa chất ít bị rửa trôi; “bám trụ” lại gần như nguyên vẹn trên rau củ quả. Vì vậy, trong những tháng này, các mẹ cần hết sức thận trọng. Tốt nhất là nên chọn mua các loại quả gọt vỏ được. Còn vào mùa đông sắp tới, các mẹ có thể an tâm thở phào. Vì đây là mùa của rất nhiều loại rau như cải, cải xoăn, súp lơ, cà rốt, khoai tây; khoai lang, táo, lê và các loại bí,…
Quan sát kỹ vẻ bề ngoài
Các mẹ hãy nhớ là chỉ nên bỏ vào giỏ hàng của mình những loại rau quả còn nguyên vẹn. Đồng thời, có màu sắc tự nhiên và giòn chắc. Cảm giác nhẹ bỗng, thậm chí hơi hụt tay khi cầm. Điều này rất có thể là dấu hiệu của việc “ngậm” thuốc tăng trưởng quá liều. Cho nên mẹ phải cực kỳ cảnh giác. Tuy nhiên, cũng nên tránh các loại rau quả có vẻ ngoài quá mỡ màng, phổng phao. Vì điều này rõ ràng cũng chẳng “tự nhiên” chút nào.
Đừng quên một mẹo nhỏ để phân biệt “chín cây” và “chín ép” đó là chọn quả có cuống còn xanh; lúc kéo nhẹ vẫn dính chặt phần trái, tránh xa những loại quả còn tươi nhưng núm cuống thâm nhũn. Thậm chí còn dính thuốc bảo quản dưới dạng hạt lấm tấm. Trong trường hợp giữa phần vỏ và thịt quả xuất hiện vùng “biến màu”. Thì đấy chính là dấu hiệu của quả chín ép.
Quan sát “ngoại hình” của rau củ
- Cẩn thận với những mùi lạ: Vào những mùa cao điểm, hóa chất bảo vệ được dùng nhiều đến mức tồn dư. Nó có thể ngửi thấy mùi hắc hay thậm chí còn vết lấm tấm ngay trên bề mặt rau quả. Các mẹ cần để ý kỹ để không mua nhầm những loại thực phẩm này.
- Hạn chế mua củ quả gọt sẵn/ngâm nước/bao gói không cẩn thận: Hóa chất có thể được hòa vào nước ngâm để duy trì màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm này cũng dễ bị mất đi một phần.
- Mẹ cũng nên biết: Rau gia vị thường có hàm lượng hóa chất ít hơn, lý do là vì bản thân tinh dầu có chứa trong các loại rau này đã góp phần xua đuổi côn trùng và sâu bệnh. Người ta thường dùng hóa chất nhiều nhất với đậu đũa, hẹ, dưa chuột, cà chua và một số loại rau có lá mỏng.
Cách chế biến rau củ giúp “khử” bớt hóa chất
- Một bước không thể thiếu trước khi rửa rau củ là ngâm chúng ngập trong nước khoảng 15 – 20 phút. Ngoài nước sạch thông thường, mẹ có thể sử dụng nước muối 5%, dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước vo gạo.
- Ở công đoạn rửa rau, cách tốt nhất vẫn là dùng vòi nước xối mạnh và rửa rau ít nhất 3-4 lần. Đối với các loại rau có lá rộng, mẹ cần rửa sạch từng lá một. Nhớ đừng bỏ sót các kẽ lá.
- Cẩn thận hơn, có thể phơi nắng rau củ khoảng 5 phút để “nhờ” ánh nắng mặt trời tiêu diệt bớt các độc tố tàn dư như clo hay thủy ngân hữu cơ. Mẹ cũng có thể dùng đến các loại máy khử độc rau củ được bày bán khá phổ biến trên thị trường.
- Đối với các loại rau củ chịu được nhiệt độ cao, nên chần qua nước sôi khoảng 2 phút sau đó nấu ở nhiệt độ cao. Trong quá trình nấu mẹ cũng có thể mở hé nắp vung để hóa chất có thể thoát ra ngoài theo đường hơi nước.
- Ngoài các bước cơ bản trên, mẹ cũng lưu ý nên gọt vỏ đối với các loại củ quả và rất hạn chế ăn rau sống. Thậm chí là nước luộc rau khi không đảm bảo được nguồn gốc của rau củ.
Hi vọng với những mẹo nhỏ đơn giản trên đây, các mẹ sẽ có thể an tâm hơn mỗi khi thêm rau củ quả vào giỏ hàng của mình. Đồng thời, tự tin chế biến những món vừa ngon lành vừa bổ dưỡng cho bé yêu!