Văn hóa Việt Nam có rất nhiều thứ đẹp đẽ và tinh túy, từ vật chất cho tới tinh thần đều thể hiện được vẻ đẹp cao quý. Đối với người Việt Nam, việc thờ cúng gia tiên là điều hiển nhiên thể hiện sự nhớ ơn đối với thế hệ ông cha đi trước. Đặc biệt là sự xuất hiện của nhà thờ tổ. Đây chính là nơi để con cháu trong dòng họ cùng nhau thắp hương, tưởng nhớ đến gia tiên. Vì vậy có thể nói, hình ảnh nhà thờ tổ rất có ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Đặc biệt, đó còn là một nét đẹp trong văn hóa người Việt.
Thế nào là nhà thờ tổ?
Là nét đẹp văn hóa dân tộc
Nhà thờ Tổ, nhà thờ Họ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Con cháu dù có đi đâu xa nhưng vẫn luôn tưởng nhớ về tổ tiên đã khai sáng, tạo lập ra dòng họ mình. Nhà thờ Tổ, nhà thờ Họ là một ngôi nhà được con cháu và các thành viên trong gia tộc dành riêng để làm nơi thờ phụng tổ tiên, hay từng chi họ. Nhà thờ Họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Trung Bộ.
Là nơi tổ chức các ngày lễ lớn trong dòng họ
Ngày xưa, nhiều dòng họ không có nhà thờ riêng thì xây một đài lộ thiên dựng bia đá ghi tên thụy, hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ tổ, hoặc có tế tự của một chi họ, thì cả họ hoặc riêng chi họ đó ra đài lộ thiên cúng tế. Đài lộ thiên này là nơi để cúng tế, hoặc tổ chức các trò vui trong ngày giỗ tổ dòng họ hoặc một chi họ. Cúng tế xong sẽ về nhà tộc trưởng hoặc trưởng chi cùng ăn uống. Những dòng họ lớn, giàu có thường tổ chức trò vui vào đêm hôm Tiên thường.
Ngày nay, khi điều kiện kinh tế phát triển, người ta có điều kiện tủ bổ, sửa chữa nâng cấp Nhà thờ Tổ với các quy mô khác nhau, bằng gỗ, bằng xi măng giả gỗ trang trí rất đẹp. Bàn thờ Thủy tổ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, và chỉ khi nào ngành trưởng không có con trai nối dõi thì việc cúng bái mới chuyển sang chi dưới.
Ý nghĩa sâu sắc của nhà thờ tổ đối với mỗi dòng họ
Gần gũi với đời sống người dân
Nhìn vào bất cứ nhà thờ Tổ nào, ta cũng có thể thấy hai yếu tố công năng và kiến trúc tạo nên phong cách của một nhà thờ Tổ. Về kiến trúc: Lối xây dựng nhà thờ Tổ mang đặc điểm vừa gần gũi với đời sống người dân, vừa tương đồng với các ngôi đền, miếu thờ khiến cho mỗi ngôi nhà thờ Tổ đều mang một ý nghĩa truyền thống đặc sắc.
Là nơi tỏ lòng thành kính với tổ tiên
Về công năng: Nhà thờ Tổ được xây dựng để thờ cúng tổ tiên, tỏ lòng thành kính. Nhà thờ Tổ giống như bảo tàng thu nhỏ. Nơi đây ghi lại những tên vị Tổ, những chiến tích lịch sử hào hùng; những nốt thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử mà đời các cha anh đi trước đã tạo nên. Là nơi lưu giữ những bảo vật, những di tích và vật chứng sống được cả dòng họ giữ gìn.
Là cái nôi của đạo lý
Có thể nói, nhà thờ Tổ giống như một trang sử trong cả một thiên niên trang sử hào hùng của dân tộc. Đây là cái nôi của đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Với ý nghĩa to lớn, nhà thờ Tổ có vai trò như kim chỉ nam hướng cho xã hội tốt đẹp hơn. Mỗi thế hệ sẽ đều được giáo dục về nguồn gốc sinh thành, về đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”. Từ đó mỗi gia đình, mỗi dòng họ và rộng hơn là cả xã hội sẽ ý thức được việc cần phải biết ơn thế hệ đi trước. Họ đã hy sinh cả xương máu của mình để ta có cuộc sống ngày hôm nay.
Mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm rõ ràng với nhà thờ Tổ của mình. Giữ gìn và bảo vệ công trình nhà thờ tổ. Tránh những tín ngưỡng sai lệch hoặc ý đồ của kẻ xấu muốn làm phai nhòa đi nét văn hóa này. Học tập, noi theo các thế hệ đi trước. Ra sức học tập, cố gắng góp sức mình xây dựng đất nước. Và điều cuối cùng đó là tự hào và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Ý nghĩa nhà thờ tổ đối với dân tộc Việt Nam
Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với cây đa, giếng nước, sân đình. Đây là những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua nhà thờ họ. Gia phả nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của các dòng tộc của hiện tại từ quá khứ
Là công trình mang tính chất tôn nghiêm, chung của một dòng họ. Sử dụng lâu bền theo thời gian, không dễ thay đổi. Chính vì vậy khi bắt đầu lên phương án xây dựng; bản vẽ chi tiết thiết kế nhà thờ họ cần có sự trao đổi cân nhắc rõ ràng. Cần phải có định hướng ngay từ ban đầu. Đối với mỗi dòng họ thì việc thiết kế nhà thờ họ cần thể hiện được thể hiện chất riêng của mỗi dòng họ.
Trên đây là ý nghĩa xây nhà thờ tổ của mỗi dòng họ. Hi vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt. Hãy biết giữ gìn và bảo vệ nó.
Bảo vệ giữ gìn văn hóa nhà thờ tổ
Nhà thờ Tổ là một nét văn hóa đặc sắc. Nó mang hơi thở của văn hóa Việt. Việc giữ gìn nét văn hóa này giống với việc bảo vệ nền văn hóa của dân tộc. Tránh bị thời gian làm xóa mờ. Nhà thờ Tổ còn là điểm tựa tâm linh. Nó mang phong thái từng dòng tộc khác nhau. Giữ gìn văn hóa nhà thờ Tổ là bảo tồn tính đa dạng về dòng tộc của nước ta mà không một nước nào trên thế giới có được.
Chừng hai thập kỷ gần đây, việc xây dựng Nhà thờ Tổ rộ lên khắp mọi miền đất nước. Nhất là ở nông thôn. Truyền thống xây dựng Nhà thờ Tổ có từ lâu đời. Nhưng trải qua ba chục năm chiến tranh, công việc này dường như không được tiến hành trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước.
Cũng như những lễ hội truyền thống có từ lâu đời cũng chỉ nở rộ trong hòa bình và kinh tế phát triển. Chúng ta có truyền thống sinh hoạt cộng đồng rõ nét và mạnh mẽ. Luôn luôn thể hiện qua việc họp trường cũ, họp đồng môn, họp lớp; họp mặt cơ quan cũ, họp đồng hương, họp đơn vị… Những cuộc họp mặt giao lưu ấy củng cố khối cộng đồng bằng tình cảm, bằng những kỷ niệm trong quá khứ. Mối ràng buộc những con người với nhau là ký ức. Hơn nữa còn là mảnh đất khi xưa cùng chung sống, hoạt động.