Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6-11 tuổi là một trong những nội dung nuôi dạy con cái mà các bậc cha mẹ nên nắm vững. Thông qua những kiến thức này, cha mẹ sẽ biết được những chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn. Từ đó, chúng ta sẽ biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để giúp trẻ khỏe mạnh. Kim tự tháp dinh dưỡng trẻ em là mô hình chế độ ăn được xây dựng theo hình kim tự tháp. Đặc biệt, thông tin được cung cấp chủ yếu là về thành phần và số lượng thực phẩm nên tiêu thụ trong vòng một tháng.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ có ý nghĩa như thế nào?
Bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ em và người lớn đều cần phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, các thành phần dinh dưỡng nên được đảm bảo. Tháp dinh dưỡng sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về các loại thực phẩm nên chọn lựa trong chế độ ăn uống mỗi ngày.
Từ trước đến nay, có nhiều người muốn xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ em nhưng không biết thời điểm để bắt đầu. Qua đó, tháp dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta định hướng về nhu cầu thức ăn cho trẻ. Cũng như dựa vào hình ảnh trong tháp để định hướng về các loại thực phẩm nên dùng và nên hạn chế.
Áp dụng tháp dinh dưỡng thường xuyên sẽ giúp chúng ta xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống khoa học. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng còn nhắc nhở bố mẹ về những thực phẩm nên cho trẻ ăn. Đồng thời là các loại không nên ăn nhiều. Từ đó, bố mẹ có thể lựa chọn thực phẩm dê dàng cho những bữa ăn tiếp theo của bé.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 11 tuổi
Với 6 tầng tháp theo chiều từ trên xuống (từ đỉnh tháp xuống đến đáy tháp); các nhóm thực phẩm được khuyến nghị cho trẻ ăn với số lượng khác nhau, từ ít đến nhiều. Tầng trên cùng là đỉnh của tháp: Là nhóm thực phẩm nên ăn hạn chế đối với trẻ. Để trẻ có được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ cần thiết với tỷ lệ cân đối phù hợp; với nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ khuyến nghị. Đồng thời, cần cho trẻ ăn theo đúng số lượng đơn vị ăn; tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm được thể hiện trên tháp.
Ví dụ: Việc trẻ ăn đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính cũng quan trọng, vì những món ăn vặt này có thể đóng góp tới 1/3 lượng calorie nạp vào trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên nhắc nhở trẻ thay vì chọn ăn snack, bánh ngọt, nước có ga… hãy chọn ăn những đồ ăn tốt cho sức khỏe như trái cây, sữa, bánh mì sandwich, phô mai, bánh quy…
Đi kèm với “Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tuổi” đó là “Hình ảnh minh họa kích cỡ đơn vị ăn của một số thực phẩm”, trong đó lượng thực phẩm cho một đơn vị ăn tương ứng với mỗi tầng thực phẩm được minh họa cụ thể giúp người sử dụng có thể hình dung và dễ dàng ước tính lượng thực phẩm tiêu thụ trung bình cho một trẻ trong một ngày.
Chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ 6 – 11 tuổi, cần tuân thủ những gì?
Muối, đường
Trẻ cần hạn chế tiêu thụ đường, muối. Trẻ 6–11 tuổi chỉ nên sử dụng tối đa không quá 15g đường và không quá 4g muối một ngày.
Chất béo
Chất béo không phải là một nhóm thực phẩm nhưng lại chứa chất dinh dưỡng cho trẻ thiết yếu, nhất là chất béo được ép từ các loại hạt như lạc, đậu nành, hướng dương…
Lưu ý : Số lượng dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ 6 – 11 tuổi được phân theo các nhóm tuổi như sau:
- 6 – 7 tuổi: 5 phần
- 8 – 9 tuổi: 5,5 phần
- 10 – 11 tuổi: 6 phần
Một phần mỡ tương đương với 5g mỡ (khoảng 1 thìa cà phê), một phần dầu tương đương với 5ml dầu ăn (khoảng 2 thìa cà phê).
Protein
Protein giúp tạo thành các khối mô. Thịt lợn, thịt gia cầm, cá, tôm, trứng. Đây là những thực phẩm phổ biến nhất cung cấp chất đạm cho cơ thể. Nếu muốn con có chế độ ăn ít béo, hãy cho bé ăn cá thu, cá hồi, cá trích. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thịt chiên có chứa nhiều chất béo bão hòa. Nhằm tránh tình trạng bé tăng cân khó kiểm soát và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan cùng với các chế phẩm từ đậu nành (như đậu hũ, sữa đậu nành, tào phớ). Đây cũng là nguồn thực phẩm giàu đạm từ thực vật. Số lượng thịt, thủy sản, trứng và các hạt giàu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ 6 – 11 tuổi được phân theo các nhóm tuổi như sau:
- 6 – 7 tuổi: 4 phần
- 8 – 9 tuổi: 5 phần
- 10 – 11 tuổi: 6 phần
Lưu ý: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, một phần thịt, thủy sản, trứng… và các hạt giàu đạm cung cấp 7g protein tương đương:
- Thịt lợn nạc: 38g
- Thịt bò: 34g
- Thịt gà cả xương: 71g
- Đậu phụ: 71g (khoảng 1 miếng).