Thực tế, thực phẩm được sử dụng hằng ngày rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong những trường hợp không may, một chút bất cẩn có thể ảnh hưởng không hề nhỏ. Chế độ ăn phải cân đối về số lượng và chất lượng. Tương ứng, có nhiều thực phẩm cho bà bầu cần ăn nhiều để cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, nhưng cũng có một số thực phẩm bà bầu nên ăn ít hoặc không nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và con. Vậy phụ nữ mang thai có nên ăn khoai tây không, nếu được thì ăn bao nhiêu là đủ?
Thực hư việc có nên ăn khoai tây
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc không nên ăn. Bởi, trong khoai tây có chứa một loại độc tố còn gọi là solaninne (chất kiềm sinh vật). Vì thế, nếu phụ nữ mang thai ăn khoai tây liên tục trong nhiều ngày; các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Và đặc biệt là chị em mang thai nên tránh ăn khoai tây chiên; vì chất béo và muối, có thể gây béo phì, cao huyết áp cho mẹ, tăng nguy cơ cho thai.
Hơn nữa, khi nấu khoai tây ở nhiệt độ cao sẽ hình thành nên các chất acrylamide – một loại chất hóa học độc hại. Nếu thai phụ hấp thụ một lượng lớn chất này thì em bé sinh ra sẽ dễ bị nhẹ cân hơn tiêu chuẩn trung bình và có chu vi đầu nhỏ hơn mức bình thường. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên tránh không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. Vì đây có thể là một liều thuốc có thể dẫn tới phá thai cực mạnh; dẫn đến ngộ độc thực phẩm cấp độ nặng cho chị em phụ nữ mang thai.
Những nghiên cứu về khoai tây đối với mẹ bầu
Khoai tây là loại thực phẩm khoái khẩu với hầu hết chị em phụ nữ. Nó không chỉ chứa nhiều loại vitamin và dưỡng chất; mà còn chứa một lượng chất có lợi cho tim và huyết áp. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây những ai yêu thích loại thực phẩm này nên hạn chế ăn nó; đặc biệt là những người đang cố gắng thụ thai và phụ nữ mang thai.
Nghiên cứu gần đây của Viện quốc gia Eunice Kennedy Shriver về sức khỏe trẻ em và phát triển con người thuộc Viện sức khoẻ Quốc gia Hoa Kỳ cùng với Đại học Harvard đã phân tích dữ liệu từ 15.000 phụ nữ từ năm 1991 đến năm 2001. Các nhà khoa học đã theo dõi lượng khoai tây tiêu thụ và so sánh với nhóm tiêu thụ các loại rau khác, đánh giá sau 4 năm 1 lần. Đồng thời họ cũng theo dõi sức khỏe của thai nhi.
Trong khoảng 10 năm đó, 21.693 phụ nữ mang thai đã có 854 người bị mắc tiểu đường thai kì; trong khi họ không hề mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh mãn tính nào khác trước khi mang thai. Vì vậy, các nhà khoa học đã khuyên những phụ nữ sắp lập gia đình hoặc bắt đầu có ý định mang thai không nên ăn khoai dưới bất kỳ hình thức nào như khoai tây chiên, khoai tây nghiền.
Sử dụng thực phẩm phù hợp
Theo nghiên cứu này, khoai tây góp phần làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó khiến phụ nữ mang thai dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Mà những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ dễ có khả năng mắc tiền sản giật và huyết áp tăng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi cả khi ở trong bụng mẹ và khi đã ra đời sau này.
Nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá về lượng tiêu thụ khoai tây. Nếu thay 2 khẩu phần ăn khoai hàng tuần bằng các loại rau lá xanh khác, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt việc này có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ từ 9 – 12%.
Các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai nên thay thế khoai tây bằng các loại rau lá xanh vì trong rau lá xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, lại ít tinh bột và carbohydrate.
Theo nghiên cứu này, phụ nữ mang thai không nhất thiết phải cắt bỏ hoàn toàn khoai tây ra khỏi khẩu phần ăn của mình nhưng tốt nhất nên ăn không quá 1 bữa mỗi tuần.