Chúng ta vẫn thường nghe nhiều chuyên gia khuyên không nên sử dụng mỡ động vật. Bởi đây là thực phẩm có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Ví dụ như tăng mỡ máu, tăng nồng độ cholesterol, dễ béo phì,… Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều món ăn dường như không thể thay thế mỡ lợn bằng dầu ăn thông thường, bởi nó sẽ làm giảm đi mùi vị đặc trưng. Chính vì thế, đây vẫn là một trong những nguyên liệu được các bà nội trợ ưa thích sử dụng để chế biến các món ăn khác nhau. Hơn nữa, nếu biết rán mỡ lợn đúng cách và sử dụng kết hợp chúng với dầu ăn thì ta có thể thu lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Có nên sử dụng mỡ lợn để nấu ăn hay không?
Mỡ lợn được nhiều người yêu thích khi nấu ăn. Không chỉ giàu dinh dưỡng, nấu ăn bằng mỡ lợn sẽ ngon hơn. Chúng cũng thơm và béo hơn so với việc dùng dầu ăn thông thường.
Theo quan điểm sức khỏe, mỡ lợn hơi ngấy và chứa quá nhiều chất béo và calo. Do đó, chúng không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với một số món ăn, việc dùng mỡ lợn sẽ thơm ngon hơn nhiều. Vì thế, các bà nội trợ thường tự làm cho mình một bình mỡ lợn để dùng khi cần thiết. Hơn nữa, việc kết hợp dùng giữa mỡ lợn và dầu thực vật cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mỡ lợn rán đạt chuẩn cần phải đảm bảo trắng tinh, thơm phức, không cháy khét và không có mùi hôi. Để làm được điều này, các bạn cần nắm chắc một số mẹo dưới đây.
Mẹo nhỏ để bạn rán mỡ lợn thơm ngon, đạt chuẩn
Trước khi bắt tay vào rán mỡ lợn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu. Chúng bao gồm 1 bát nhỏ bột mì, muối, nước và miếng mỡ lá lớn. Sau đó, bạn bắt đầu thực hiện theo các bước như dưới đây.
Sơ chế nguyên liệu trước khi rán
Đầu tiên, bạn cho mỡ lợn vào một cái chậu lớn. Trước tiên cho muối vào, chà đi chà lại. Sau đó cho bột mì vào, tiếp tục, chà đi chà lại nhiều lần. Sau khi chà xong, bạn cho nước ấm vào để làm sạch cho đến khi nước trong và mỡ lợn được rửa trắng. Mỡ lợn rửa bằng phương pháp này thật sự sạch.
Tiếp theo, bạn cắt mỡ lợn thành miếng lớn. Cho nước vào nồi đun sôi và thả một ít gừng thái sợi vào. Cho mỡ lợn vào chần qua nước sôi khoảng 2 phút. Sau đó vớt ra rửa lại với vòi nước nhiều lần. Cuối cùng, bạn cắt miếng mỡ lớn thành từng miếng nhỏ. Mỡ càng cắt nhỏ thì dầu tiết ra sẽ ra càng nhanh.
Rán mỡ lợn với nước
Sau khi sơ chế xong mỡ lợn, bạn lấy một cái nồi lớn, thêm một bát nước nhỏ, đổ mỡ lợn vào đun. Bạn cần đậy vung đun sôi, vặn lửa nhỏ nhất và tiếp tục đun từ từ. Trong thời gian chờ mỡ lợn tiết ra, cần thường xuyên đảo đều để miếng thịt mỡ không bị dính đáy chảo. Nhất là sau khi nước sôi phải đảo thường xuyên và tiếp tục đun từ từ. Dầu sẽ tiết ra ngày càng nhiều hơn. Lúc này bạn cần nhìn chăm chú để đảm báo mỡ không bị cháy khét.
Bạn đun từ từ toàn bộ quá trình trên lửa nhỏ cho đến khi tóp mỡ chuyển sang màu hơi vàng và nổi hết lên. Lúc này cần tắt bếp và vớt tóp mỡ ra. Nếu để lâu thì tóp mỡ sẽ cháy và nước mỡ sẽ chuyển sang màu vàng đậm, có mùi khét.
Bảo quản mỡ lợn
Sau khi vớt hết tóp mỡ, bạn lọc dầu vào bát sạch và để nguội ở nhiệt độ phòng. Đổ nước mỡ vào hộp kín, đậy nắp và cho vào tủ lạnh để đông đặc lại. Mỡ lợn đông đặc có màu trắng tuyết và có mùi rất thơm. Khi xào rau, bạn chỉ cần thêm chút xíu mỡ lợn, rau xào sẽ thơm và ngon hơn. Nếu dùng mỡ này để làm bánh trung thu thì cũng rất chuẩn vị.