Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vô số nhà tù do chế độ thực dân, đế quốc dựng lên nhằm giam giữ, tra khảo tù nhân cách mạng. Những nhà tù này chẳng khác nào địa ngục trần gian thời bấy giờ. Là nơi kẻ thù sử dụng những phương thức tra tấn tàn bạo nhất như đóng đinh vào đầu, chân tay, đục răng, chôn sống… Khi chiến tranh qua đi, những “địa ngục” này dần trở thành các điểm đến thu hút khách du lịch tới thăm. Tiêu biểu nhất trong số các nhà tù chiến tranh tại Việt Nam phải kể đến Phúc Quốc và Côn Đảo.
Nhà tù Côn Đảo – địa ngục trần gian
Nhà tù Côn Đảo và Phú Quốc được ví như địa ngục trần gian, từng hút hàng nghìn khách tham quan mỗi năm.
Thiết kế của nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1862. Sau khi chiếm được quần đảo Côn Lôn (tên cũ của Côn Đảo) để giam cầm các nhà yêu nước. Nơi này là một quần thể nhà tù lớn được ví như địa ngục trần gian. Nằm tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về cấu trúc, các công trình đều có hệ thống tường đá kiên cố bao quanh. Cao từ 4 đến 5 mét. Bên trong là các khám giam xếp theo dãy và có nhiều phòng. Ngoài ra nhà tù có nhiều hầm tối, hệ thống xà lim xây bằng đá kiên cố. Các lối ra vào đều phải đi qua 2 lần cửa sắt.Năm 1930, nhà tù có 4 trại giam chính. Về sau, trại giam được mở rộng do số tù nhân ngày càng nhiều. Ngoài ra, thực dân Pháp vẫn duy trì các sở Đầm, sở Tiêu, sở Chi Tồn, sở Lưới. Để các tù binh cấy cày trồng trọt, lấy đá, đốn cây, lấy san hô, dọn tàu thủy, xay lúa, đan dụng cụ đánh bắt cá…
Côn Đảo là nơi giam giữ tù nhân cách mạng
Sau thời Pháp thuộc, nhà tù Côn Đảo tiếp tục được Mỹ sử dụng. Chúng giam cầm tù nhân trong chiến tranh chống Mỹ. Vào thời chiến tranh chống Mỹ, hệ thống các nhà tù được mở rộng. Các trại giam được xây dựng thêm, tàn khốc nhất là các khu chuồng cọp.
Suốt 113 năm (1862 đến 1975), hơn 20.000 chiến sĩ đã nằm lại nhà tù Côn Đảo. Vào năm 2012, nhà tù Côn Đảo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Với giá vé 40.000 đồng, du khách được tham quan các cụm di tích. Như nhà chúa Đảo, trại giam Phú Hải, chuồng cọp Pháp, chuồng cọp Mỹ. Giờ tham quan từ 7h30 đến 11h30 và 14h đến 17h các ngày. Du khách nên đăng ký theo đoàn để có thuyết minh về những câu chuyện tại đây.
Trại giam Phú Quốc
Phú Quốc là một trong những trại giam lớn nhất Việt Nam
Cũng được mệnh danh là địa ngục trần gian, Trại giam Phú Quốc hoạt động từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1973. Nơi này giam giữ khoảng 40.000 tù binh. Di tích này còn có tên gọi là nhà lao Cây Dừa. Nằm ở thị trấn An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tổng diện tích khoảng 400 ha, chia thành 12 khu với gần 500 ngôi nhà. Xung quanh các khu đều có vọng gác canh giữ xuyên ngày đêm. Ngoài ra còn có thêm các vọng gác lưu động, chiếu đèn sáng toàn khu trại.
Trong thời chiến, các tù binh tại Nhà tù Phú Quốc đã phải chịu nhiều hình phạt và tra tấn vô cùng dã man. Như đóng đinh vào tay, chân, đóng đinh vào đầu hay các hình thức tra tấn như dùng dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đổ vào lửa than, đổ vào nồi nước sôi, đục răng, chôn sống… Và nhiều hình thức tra tấn vô cùng ác độc khác.
Các nhà giam được xây dựng với vách, mái, cửa bằng tôn thiếc. Nhiệt độ ban ngày nóng bức, đêm đến lại lạnh. Nền phòng giam được tráng xi măng; để ngăn tù binh đào hầm vượt ngục. Bên ngoài là dãy kẽm gai dày 7 đến 10 lớp chằng chịt. Tạo nên một khu trại giam biệt lập. Tuy nhiên, các tù binh Phú Quốc đã tổ chức 45 cuộc vượt ngục thành công bằng nhiều cách thức như vượt rào, đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai, đào hầm ngầm…
Di tích Phú Quốc và những phần còn lại
Hiện tại, di tích còn lại một số hạng mục như cổng tiểu đoàn 8 quân cảnh, nghĩa địa tù binh, nhà thờ Kiến Văn, một số hạng mục ở phân khu B2 được phục dựng lại như vọng gác, hàng rào kẽm gai, chuồng cọp kẽm gai, dãy nhà dùng làm nơi ở, sinh hoạt, giam giữ, tra tấn tù binh… Năm 2014, di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Hàng năm, nơi này đón hàng chục nghìn khách tham quan, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất cho các thế hệ. Ngoài ra, du khách còn có thể khám phá những điểm đến khác của Phú Quốc tại đây.